VIET GREEN TRAVEL - CHUYEN TOUR HOA KY, CHAU AU, UC

VIET GREEN TRAVEL - CHUYEN TOUR HOA KY, CHAU AU, UC
DU LICH XANH

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Cấu trúc Đại Học và Hướng Nghiệp Hoa Kỳ

 
Khái niệm căn bản


Chương trình học có bằng cấp

Đặc tính của nền giáo dục Mỹ là tính linh động và đa dạng.Người học có rất nhiều lựa chọn để theo đuổichương trình học phù hợp nhất với hoàn cảnh và yêu cầu công việc của mình.Bạn có thể theo các chương trình cấp bằng cao đẳng, đại học, cao học, hay chương trình dạy nghề, có thể chọn học toàn bộ chương trình hay làm “sinh viên đặc biệt” chỉ học một phần không lấy bằng cấp.Trong mỗi chương trình, bạn được quyền lựa chọn môn học để thiết kế chương trình theo ý muốn.Sự đa dạng và linh động này là một trong những nguyên nhân làm cho các trường đại học và cao đẳng Mỹ rất hấp dẫn kể cả với người nước ngoài.


Bằng Cử Nhân và Cao Đẳng

Bằng cử nhân thường mất 4 năm và bằng cao đẳng thường mất 2 năm.Chương trình cao đẳng có thể là chương trình giúp bạn có một chuyên môn cụ thể để ra đi làm, cũng có thể là chương trình “chuyển tiếp,” cho phép bạn chuyển sang học thêm hai năm nữa trong một chương trình đại học để lấy bằng cử nhân.

Một trong những điểm hấp dẫn nhất của chương trình đào tạo cử nhân ở Mỹ là tính linhđộng. Bạn có quyền linh động xây dựng cho mình một chương trình học riêng không giống gì với chương trình của các bạn cùng khóa, miễn hoàn tất đủ số lượng tín chỉ yêu cầu, khoảng 130 đến 180 tín chỉ, thường được hoàn thành trong 4 năm học tập trung. Sinh viên trong từng năm được gọi là sinh viên năm thứ nhất (freshman), sinh viên năm thứ hai (sophomore), sinh viên năm thứ ba (junior) và sinh viên năm cuối (senior).Năm học có thể hơi khác nhau giữa các trường, song thông thường là từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 5. Năm học có thể được chia ra làm hai kỳ, mỗi kỳ 18 tuần được gọi là “học kỳ;” chia làm 4 kỳ hoặc 3 kỳ, mỗi kỳ dài 12 tuần.


Cao Học (Master’s Degree)

Chương trình cao họcnhằm hướng sinh viên từ học vị cử nhân đi lên một chuyên ngành, trong các ngành như: quản trị doanh nghiệp (M.B.A.), công tác xã hội (M.S.W.), giáo dục (M.Ed.), mỹ thuật (M.F.A.), luật (L.L.M.), báo chí (Master of Journalism), quan hệ quốc tế (MA in International Relations) và kiến trúc (Master of Architecture).

Học vị cao học chuyên ngành thiên về ứng dụng kiến thức hơn là nghiên cứu thuần túy.Các chương trình cấp học vị chuyên ngành thường đòi hỏi phải hoàn tất từ 36 đến 48 tín chỉ (1 hoặc 2 năm học tập trung) và thường không chấp nhận sinh viên lấy tín chỉ bằng luận án. Các chương trình này không phải lúc nào cũng yêu cầu phải có bằng cử nhân về chuyên ngành theo đuổi cao học.


Tiến Sĩ (Ph.D.)

Chương trình tiến sĩ nhằm đào tạo học giả nghiên cứu hoặc giảng viên đại học tương lai. Việc nhận được bằng tiến sĩ chứng tỏ là sinh viên đó đã thể hiện năng lực của một nhà nghiên cứu trong một chuyên ngành. Ph.D. (tiến sĩ) là học vị phổ biến nhất được cấp cho các ngành học thuật. Các học vị tiến sĩ khác được cấp chủ yếu cho các chuyên ngành như giáo dục và quản lý doanh nghiệp.Chương trình tiến sĩ bao gồm việc tham gia các lớp nâng cao, hội thảo chuyên đề và viết luận án thể hiện công trình nghiên cứu độc đáo của cá nhân dưới sự hướng dẫn của cố vấn học tập.

Học vị tiến sĩ được cấp cho sinh viên đã hoàn tất một công trình nghiên cứu độc đáo có ý nghĩa, viết luận án thể hiện công trình đó và bảo vệ thành công luận án trước hội đồng giáo sư về chuyên ngành của mình. Quy trình này có thể mất từ 2 đến 3 năm. Do đó, để đạt được học vị tiến sĩ phải mất khoảng từ 5 đến 8 năm sau khi có học vị cử nhân tùy ngành học.


Các chương trình dạy nghề và đào tạo kỹ thuật

Với thời gian từ vài tháng đến hơn một năm, các chương trình dạy nghề và đào tạo kỹ thuật nhằm để đáp ứng những yêu cầu đào tạo nghề cụ thể và thiết thực. Các hoạt động học tập trên thực địa là nội dung chủ đạo của đào tạo nghề. Các lĩnh vực ngành nghề phổ biến là xử lý dữ liệu, lập trình máy tính, xây dựng, cơ khí ô tô, soạn thảo văn bản, và nghiệp vụ thư ký.

Đào tạo kỹ thuật và dạy nghề đòi hỏi học viên phải học các khái niệm, lý thuyết, và thiết kế, cộng với các kỹ năng thực hành. Các chương trình này có tại các trường cao đẳng cộng đồng và trường dạy nghề hai năm. Kết thúc các chương trình đào tạo kỹ thuật và dạy nghề, bạn sẽ nhận được một văn bằng chứng chỉ.

Các chương trình học không lấy bằng
Chương trình học tiếng Anh
Có ba loại chương trình tiếng Anh chất lượng cao tại Mỹ:
Chương trình cấp tốc (IEPs): thường yêu cầu từ 20 đến 30 giờ học trên lớp mỗi tuần. Khóa học bao gồm học với giáo viên trên lớp, thảo luận nhóm, học trong phòng luyện âm và bài tập ngoài lớp học. Hầu hết các chương trình nằm trong các khóa dự bị đại học, thiết kế nhằm giúp cho sinh viên chuẩn bị vào học một trường đại học hay cao đẳng ở Hoa Kỳ.
Chương trình bán cấp tốc: Giống như các chương trình cấp tốc, các chương trình bán cấp tốc cũng bao gồm các giờ học với giáo viên trên lớp, học nhóm, luyện âm, và hoạt động ngoài lớp học, nhưng thường thì sinh viên vẫn theo học các môn học chính khóa khác chứ không chỉ học tiếng Anh.
Chương trình chuyên ngành: Nhiều chương trình tiếng Anh tư nhân và một số chương trình do trường đại học tổ chức được thiết kế đặc biệt để phù hợp với nhu cầu của những người làm công tác chuyên môn. Những chương trình này có thể cấp chứng chỉ đặc biệt về tiếng Anh trong các ngành như luật, kỹ thuật, giáo dục, y tế, kiến trúc, lập trình máy tính, hàng không, du lịch khách sạn. Một số chương trình còn cho bạn cơ hội thực tập tại các công ty Mỹ.
Học không lấy bằng - chương trình “sinh viên đặc biệt”
Nếu bạn đã tốt nghiệp trung học hay đại học, hoặc bạn đang theo học đại học hoặc cao học, nhiều trường đại học sẽ cho phép bạn theo học một số lớp ở trình độ cử nhân hay cao học do bạn tuỳ chọn mà không cần phải theo học cả chương trình.
Các sinh viên đặc biệt thường là không đủ tư cách để nhận tài trợ của trường dưới dạng học bổng hay hỗ trợ học phí. Bạn có thể xin tài trợ từ các tổ chức độc lập như Chương trình học bổng Fulbright.
Các chương trình trao đổi nghề nghiệp và chuyên môn
Những chương trình này rất đa dạng và chủ yếu dành cho người nước ngoài đến Mỹ hoặc người Mỹ ra nước ngoài. Một số chương trình cho phép bạn nhận bất kỳ công việc gì mà bạn tìm được; một số chương trình khác đòi hỏi bạn chỉ được làm công việc có liên quan đến nghề nghiệp.
Chỉ có những tổ chức do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho phép và cấp chứng nhận đủ tư cách mới có thể quản lý những chương trình này. Chứng nhận này cho phép những người tham gia chương trình xin cấp thị thực trao đổi J-1 tại Đại sứ quán hay Lãnh sự quán của Hoa Kỳ. Thị thực J-1 cho phép người tham gia chương trình được làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn không được học những chương trình học chính qui khi đang tham gia chương trình trao đổi nghề nghiệp. Bạn có thể vào trang web của chính phủ: http://exchanges.state.gov./ để tìm hiểu các chương trình này. Một thí dụ là Chương trình Trao đổi Quốc tế các Nhà Quản lý (International Visitor Leadership Program), hoạt động theo Đạo Luật Fulbright-Hays. Chương trình này mỗi năm chọn lựa môt số nhân vật chuyên môn từ khắp nơi trên thế giới về tụ họp để họ có cơ hội gặp gỡ nhau và trải qua kinh nghiệm sinh hoạt tại Mỹ. Những người tham dự là những nhà chuyên môn hay quản lý hàng đầu hoặc có tiềm năng vươn lên hàng đầu trong chính phủ, chính trị, báo chí, giáo dục và các lĩnh vực khác.

CÁC LOẠI TRƯỜNG TẠI HOA KỲ
Nhiều người cảm thấy bối rối không hiểu các từ ngữ college, university, institute và ngay cả school nữa khác nhau như thế nào mà vẫn thấy được dùng gần như lẫn lộn và đồng nghĩa với nhau để nói tới một học viện cấp văn bằng bậc đại học tại Hoa Kỳ. Sự thật thì, tại Hoa Kỳ, college và institute không hề kém giá trị so với university. Trong phạm vi các colleges và universities, sinh viên có thể tìm thấy các schools, tỷ dụ như school of arts and sciences (phân khoa/trường dạy các ngành nhân văn và khoa học) hoặc school of business (phân khoa/trường kinh doanh). Mỗi một phân khoa/trường như vậy trong một college hoặc university chịu trách nhiệm giảng dạy một số các chương trình học hoặc môn, ngành có cấp bằng hẳn hoi cho sinh viên theo học.
Nhìn chung, có 4 loại trường cấp đại học để cho sinh viên học lên sau khi đã học hết bậc trung học tại Hoa Kỳ:
1. University: Là một học viện bậc đại học (higher learning) thường có các chương trình học kéo dài 4 năm dẫn tới bằng Bachelor's degree (cử nhân) thuộc các ngành nhân văn hoặc khoa học (BA hoặc BS). Thêm vào đó, một university thường cũng có các chương trình sau bậc cử nhân dẫn tới bằng Master's degree (cao học), hoặc Doctorate (tiến sĩ).
Trong hệ thống universities còn có các State Universities là các trường đại học được chính phủ cấp tiểu bang tại Hoa Kỳ (tỉ dụ như Georgia, California, hoặc Michigan) thành lập và tài trợ nhằm cung ứng việc giáo dục giá hạ cho các cư dân trong tiểu bang. Các trường này có thể được gọi là public universities (đại học công) để phân biệt với các trường private universities (đại học tư). Các trường state universities (đại học công tiểu bang) thường rất rộng lớn, với sĩ số có khi lên đến 20,000 sinh viên hoặc nhiều hơn thế nữa và thường thu nhận nhiều loại sinh viên hơn là các private universities (đại học tư). Học phí tại các trường state univesities này thấp hơn là tại các trường private universities.
Các Private Universities được tài trợ bằng một liên hợp các nguồn tài chánh gồm quỹ hiến tặng (endowments), học phí do sinh viên đóng, tiền cấp cho công trình nghiên cứu, và quà tặng của các cựu sinh viên của trường. Lệ phí đóng cho các môn học tại các đại học tư thường là cao hơn tại các đại học công, nhưng không có sự phân biệt về học phí nào giữa sinh viên đang là thường trú nhân (của tiểu bang) và sinh viên không phải là thường trú nhân -mà cũng thuộc vào loại này là sinh viên từ các nước khác đến Hoa Kỳ du học. Các trường colleges nào do tôn giáo lập nên và các trường colleges chỉ dành riêng cho sinh viên thuộc phái nam hoặc sinh viên thuộc phái nữ theo học mà thôi thì đều là đại học tư. Tính chung, các đại học tư có số sinh viên ghi danh nằm dưới mức 20,000 sinh viên, và cũng có khi các đại học này chỉ có khoảng 2,000 sinh viên ghi danh theo học hoặc ít hơn nữa.
Campus Universities: Hầu hết các viện đại học tại Hoa Kỳ đều có những khuôn viên đại học tập trung (centralized campuses) làm trục trung tâm cho đời sống đại học, là nơi sinh viên học hành, cư ngụ, làm việc và giao tế với nhau. Các viện đại học lớn đôi khi còn có hệ thống khuôn viên đại học tỏa rộng (decentralized) hoặc gồm nhiều khuôn viên (multi-campus) với nhiều khuôn viên đại học phụ thuộc. Có khi, các khuôn viên đại học phụ thuộc này chỉ chuyên chú dạy một môn, ngành mà thôi, tỷ dụ như khuôn viên đại học có thể gồm các cơ sở y khoa (trường y) tại một địa điểm và các cơ sở dành cho các chương trình bậc cử nhân tại một địa điểm khác.
Trong một khuôn viên đại học thường bao gồm những văn phòng hành chánh, cư xá sinh viên, nhà ăn sinh viên, khu giải trí, các phòng ốc (lớp học) và các khu văn hóa nghệ thuật quần tụ lại với nhau. Các viện đại học ở miền đồng quê hoặc tại các thành phố nhỏ thường có tính cách tập trung hơn và, trong nhiều trường hợp, viện đại học này là tụ điểm của sinh hoạt địa phương.
2. College: Một college cũng đồng nghĩa với một university. Cũng có khi “college” đồng nghĩa với “school,” là một phân khoa trong một university. Thí dụ như đại học Y Khoa tại University of Arizona mang tên “University of Arizona College of Medicine.”
Trong loại các trường college ở Hoa Kỳ còn có các trường gọi là two-year colleges hay junior colleges (đại học hệ 2 năm), chỉ cung ứng văn bằng Associate's degree (bằng cao đẳng/đại học 2 năm) mà thôi, thường vẫn được coi là phân nửa trước của bằng B.A. hoặc B.S. mà sinh viên tại một trường thuộc hệ 4 năm sẽ lấy được. Nếu sau khi đã lấy bằng Associate's degree rồi mà sinh viên muốn theo đuổi bằng B.A. hoặc B.S. thuộc hệ 4 năm thì sinh viên vẫn có thể chuyển tiếp (transfer) các credits (tín chỉ đại học) lấy được (từ văn bằng Associate's degree) trong 2 năm đầu này lên một trường đại học hệ 4 năm (tức là một college hoặc university truyền thống) để học nốt 2 năm sau của văn bằng cử nhân.
3. Community college: Một community college (cao đẳng/đại học cộng đồng) là một học viện cấp đại học tại một cộng đồng cư dân địa phương cung ứng các chương trình mà thời gian học kéo dài 2 năm dẫn tới bằng Associate's degree, đặc biệt với các chương trình học mang tính uyển chuyển và mức học phí phải chăng, tức là thấp hơn so với các college và university truyền thống. Y như trường hợp của các đại học hệ 2 năm đã nói ở trên, các tín chỉ đại học mà sinh viên lấy được tại các trường đại học cộng đồng này có thể được dễ dàng chuyển tiếp lên các trường đại học hệ 4 năm.
4. Technical college: Các trường technical colleges (cao đẳng/đại học kỹ thuật) cung ứng cho sinh viên chương trình đại học 2 năm về các môn, ngành có tính cách chuyên môn (kế toán, điện toán...) hoặc liên hệ tới kỹ thuật (cơ khí, phòng thí nghiệm...), trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên nghiệp để khi tốt nghiệp họ sẽ trở thành các kỹ thuật viên (technician) làm việc tại các hãng, xưởng, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh tư hoặc công sở.
Thông thường, theo học tại community college là con đường ít chông gai hơn và cũng ít tốn kém hơn để từ đó sinh viên có thể hoàn tất nền giáo dục đại học tại Hoa Kỳ. Vì thế, các sinh viên mà khả năng tài chánh hạn hẹp rất nên cứu xét đến chuyện bắt đầu nền giáo dục đại học của mình qua ngưỡng cửa các trường đại học cộng đồng này. Những yêu cầu về ghi danh nhập học tại các community colleges thường ít gắt gao và không phải cạnh tranh nhiều như việc ghi danh nhập học tại các colleges hoặc universities truyền thống. Chi phí theo học (gồm cả học phí và tiền chi tiêu cho sách vở cũng như tiền ăn, ở, tiêu pha của sinh viên) tại các trường community colleges rất vừa túi tiền của đại đa số sinh viên thuộc giới trung lưu hoặc có lợi tức thấp.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét