VIET GREEN TRAVEL - CHUYEN TOUR HOA KY, CHAU AU, UC

VIET GREEN TRAVEL - CHUYEN TOUR HOA KY, CHAU AU, UC
DU LICH XANH

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

VIỆT KIỀU MỸ VỀ NƯỚC CẦN MANG CÁC GIẤY TỜ GÌ?

Về Việt Nam ăn Tết, nên mang theo giấy tờ gì?

12/01/2011

Xin nhắc lại người còn ở quy chế tỵ nạn phải có Refugee Travel Document để trở vào Mỹ. Người đã nộp đơn xin thẻ Xanhnhưng chưa được nhận thẻ Xanh phải có Advance Parole mới trở lại Mỹ được.

1. Người có quốc tịch Mỹ:
Giấy tờ phải có:
- Passport Mỹ phải còn thời hạn tối thiểu sáu tháng. 
- Visa nhập cảnh Việt Nam do Sứ Quán Việt Nam ở Mỹ cấp hoặc Giấy Miễn Thị Thực
2. Người có thẻ xanh (thường trú nhân): 
a. Nếu về Việt Nam dưới một năm: 
- Chỉ cần thẻ Xanh còn hiệu lực ít nhất sáu tháng.
- Visa của Việt Nam.
Xin lưu ý rằng tuy ở ngoài nước Mỹ trên sáu tháng dưới một năm vẫn có thể dùng thẻ Xanh để trở lại Mỹ nhưng nếu ở ngoài nước Mỹ từ sáu tháng trở lên thì khi vào quốc tịch là có vấn đề vì ở ngoài nước Mỹ từ sáu tháng trở lên là tạo ra tình trạng “mất liên tục về cư trú” một trong những điều kiện để không được nhập tịch. 
Mặt khác mặc dầu mỗi lần về Việt Nam chỉ ở một trong hai tháng nhưng về nhiều lần thì sẽ tạo ra nghi vấn là mình không có ý định coi Hoa Kỳ là nơi thường trú của mình nên nhân viên an ninh ở cửa khẩu có thể làm khó dễ mình. Dĩ nhiên nếu có Re-Entry Permit thì có thể chứng tỏ là mình đi lại nhiều lần nhưng không có ý định bỏ nơi thường trú ở Hoa Kỳ, tuy nhiên điều đó cũng không hoàn toàn xóa bỏ được hoài nghi của nhân viên kiểm soát cửa khẩu. 
b. Nếu về Việt Nam trên một năm: 
- Cần visa của Việt Nam. 
- Re-Entry Permit. (Re-Entry Permit chỉ có hiệu lực hai năm.) 
Thủ tục xin Re-Entry Permit đã thay đổi. Trước đây có thể nộp đơn (mẫu I-131) khi còn ở Mỹ nhưng có thể về Việt Nam trước khi nhận được Re-Entry Permit (người nhà gửi về Việt Nan cho mình, hoặc trong đơn xin nhận Re-Entry Permit tại sứ quán Mỹ). Nay thủ tục xin Re-Entry Permit buộc đương đơn phải lăn tay tại Mỹ. Do đó phải đợi lăn tay xong mới được rời Mỹ. 
3. Người tỵ nạn:
Người vào Mỹ theo quy chế tỵ nạn và chưa có thẻ Xanh muốn trở lại Mỹ phải xin giấy Refugee Travel Document. Nếu có hộ chiếu Việt Nam (Vietnamese Passprort) còn hiệu lực thì không cần xin Visa của Việt Nam
4. Người vào Mỹ theo diện Fiance: 
Có hai trường hợp: 
a. Nếu chưa có thẻ xanh thì phải dùng giấy Advance Parole để trở lại Mỹ. Vì Passport Việt Nam còn hạn nên không cần xin Visa của Việt Nam. 
b. Nếu có thẻ Xanh tạm (Conditional Resident) thì có thể dùng thẻ Xanh này để trở lại Mỹ nhưng thẻ này phải còn hiệu lực ít sáu tháng. Xin nhớ thẻ này chỉ có hai năm hiệu lực. Nếu xin Re-Entry Permit thì Re-Entry Permit chỉ có thời hạn hiệu lực bằng thời hạn hiệu lực trên thẻ Xanh. Nếu passport Việt Nam còn hiệu lực thì không cần xin Visa của Việt Nam.
5. Người vào Mỹ theo diện di dân chưa có thẻ Xanh:
Người vào Mỹ theo diện di dân như được cha mẹ, con, anh, chị em, vợ/chồng bảo lãnh khi tới Mỹ sẽ nhận được thẻ Xanh trong vòng từ vài tuần lễ đến vài tháng (tùy theo hên xui). Nếu vì khẩn cấp phải về Việt Nam liền thì có thể dùng immigrant visa (dán trên passport Việt Nam) để trở lại Mỹ, nhưng visa này chỉ có hiệu lực sáu tháng nên phải trở lại Mỹ trước khi hết hạn. Nếu vì lý do nào đó phải ở lại Việt Nam lâu hơn thì người nhà phải gửi thẻ Xanh về Việt Nam cho mình để trở lại Mỹ.
6. Tuyệt đối không được rời khỏi Mỹ: 
Người có án thuộc loại hình sự (felony) như trộm cắp, sử dụng buôn bán hay sở hữu vũ khí, sử dụng bạo lực, hành hung vợ con, sử dụng tàng trữ hay buôn bán cần sa, ma túy thì tuyệt đối không được ra khỏi Mỹ vì sẽ không được trở vào Mỹ hoặc khi vào Mỹ sẽ bị lấy lại thẻ Xanh. 
7. Du lịch ở các nước khác: 
Người có quốc tịch Mỹ về Việt Nam dĩ nhiên cần phải có passport Mỹ và Visa Việt Nam. Người có thẻ Xanh nếu về Việt Nam dưới một năm thì không cần Re-Entry Permit hoặc hộ chiếu Việt Nam vì chính quyền Việt Nam không đòi phải có Re-Entry Permit hay hộ chiếu Việt Nam mới cấp Visa. 
Nhưng người có thẻ Xanh muốn đi các nước khác (ngoài nước Việt Nam) thì phải xin Visa của nước đó và mỗi nước có một luật lệ khác nhau, có nước đòi phải có Re-Entry của Mỹ thì họ mới cấp visa, có nước chỉ cần có passport Việt Nam là họ cấp visas. Dĩ nhiên ở nước nào trở về Mỹ cũng có thể dùng thẻ Xanh để trở lại Mỹ được (miễn là thời gian ở ngoài nước Mỹ không quá một năm). 
Xin nhắc lại người còn ở quy chế tỵ nạn phải có Refugee Travel Document để trở vào Mỹ. Người đã nộp đơn xin thẻ Xanh nhưng chưa được nhận thẻ Xanh phải có Advance Parole mới trở lại Mỹ được. 
Nhân đây cũng xin nhắc nhở luật lệ mới về việc đi lại giữa Hoa Kỳ và các nước thuộc Tây Bán Cầu (Canada, Mexico, Caribbean, Trung và Nam Mỹ):
Kể từ ngày 1 tháng 6, năm 2009, công dân Hoa Kỳ và Canada từ 16 tuổi trở lên đi lại giữa Hoa Kỳ, Canada và các nước thuộc Tây bán cầu bằng hàng không, đường bộ, đường thủy (kể cả bằng phà) phải có passport còn hiệu lực. Trẻ em 15 tuổi trở xuống chỉ cần bản sao giấy khai sinh. Thường trú nhân (có thẻ Xanh) không cần passport để trở lại Mỹ nhưng phải có passport của nước mình để vào các nước này. Trước khi đến nước nào xin hãy tiếp xúc với sứ quán của nước đó tại nơi mình ở để rõ thủ tục.

TIN DI TRÚ VÀ ĐỊNH CƯ HOA KỲ 2/2011

Thời gian xét duyệt hồ sơ bảo lãnh thân nhân I-130 sẽ bị kéo dài

23/02/2011

US Homeland Security / Sở Di Trú Hoa Kỳ ra thông báo cho hay, thời gian xét duyệt đơn I-130, tức đơn bảo lãnh thân nhân diện vợ chồng, cha mẹ, con, anh chị em … sẽ bị kéo dài ra.
Vào cuối năm 2010 vừa qua, khoảng trên 36,000 đơn I-130 chuyển từ California Service Center sang Texas Service Center vẫn còn tồn động, cộng với số đơn đang chờ xét duyệt, nên thời gian sẽ kéo dài lâu hơn.
 
Sở Di Trú không biết chính xác khi nào các đơn mới được xét duyệt.
 
Các đương đơn đã nộp đơn trong năm 2010, nếu không nhận được giấy I-797 hồi báo, thư chấp thuận, hay từ chối, hay thư yêu cầu thêm thông tin (RFE | Request for Evidence), thì sau ngày 15 tháng 3 năm 2011, liên lạc với Sở Di Trú tại email: I-130Inquiries.Tsc@dhs.gov
(Theo Tầm Nhìn)

Vì sao hồ sơ bảo lãnh thân nhân đến Hoa Kỳ phải chờ đợi quá lâu ?

29/12/2010

Bộ Nội An Hoa Kỳ (U.S. Homeland Security) và Bộ Ngoại Giao (U. S. State Department) vừa giải trình một số thắc mắc liên quan đến thời gian chờ đợi quá lâu, trong các hồ sơ bảo lãnh thân nhân. Chẳng hạn như bảo lãnh diện anh chị em ruột từ Mexico hay Philippines phải đợi trên 22 năm, từ Việt Nam trên 10 năm.
 
Bộ Nội An cho hay, tại Sở Di Trú Hoa Kỳ, nay hồ sơ tồn đọng (backlogged) đến một con số kinh khủng, là hơn 96,000,000 (96 triệu) hồ sơ. Chỉ riêng trong tháng 11 vừa qua, Sở Di Trú nhận thêm 4.6 triệu hồ sơ bảo lãnh mới. Trong khi đó, ở đầu ra, Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ cho phép (quotas) 226,000 người được nhập cư mỗi năm, chia ra cho rất nhiều quốc gia muốn đến định cư tại Hoa Kỳ.
 Vì như thế, thời gian tiếp tục kéo dài ra.
 
Quotas
 này không áp dụng cho các diện sau:
- Con độc thân dưới 21 tuổi (của công dân Hoa Kỳ).
- Cha/mẹ (của công dân Hoa Kỳ).
- Vợ/chồng, người phối ngẫu (của công dân Hoa Kỳ). 
Nghĩa là 3 diện bảo lãnh trên được đến Hoa Kỳ không nằm trong giới hạn của Quotas nói trên, và như thế được nhập cư Hoa Kỳ nhanh chóng hơn so với các diện khác.
Là cư dân gốc Việt, chúng ta may mắn hơn là thời gian chờ đợi bảo lãnh thân nhân so ra vẫn ngắn hơn rất nhiều so với Trung Quốc, Philippines, Mexico …
Tính cho đến tháng 1/2011, thời gian bảo lãnh thân nhân bị Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) kéo dài ra và được xác định như sau: (cho tất cả các nước, ngoại trừ Trung Quốc, Ấn Đô, Mexico, và Philippines)
- Con độc thân (của công dân Hoa Kỳ): (diện ưu tiên 1): 4.5 năm – 5.0 năm
- Vợ/chồng/cha/mẹ (của công dân Hoa Kỳ): (diện ưu tiên 2A): 3 năm
- Vợ/chồng/phối ngẫu (của người đang có thẻ xanh): 3 năm (thời gian bằng với công dân Hoa Kỳ)
- Con độc thân (của người đang có thẻ xanh): (diện ưu tiên 2B): 8 – 9 năm
- Con có gia đình (của công dân Hoa Kỳ): (diện ưu tiên 3): 7-8 năm
- Anh chị em ruột (của công dân Hoa Kỳ): (diện ưu tiên 4): 10 năm
Sở Di Trú giải thích điều này rằng, nay do có quá nhiều hồ sơ bảo lãnh, đầu vô ào ạt, trong khi đầu ra nhỏ giọt, dẫn đến tình trạng hồ sơ bị kéo dài như hiện nay.

Cập nhập thông tin về hồ sơ bảo lãnh thân nhân, đơn I-130

23/02/2011

Trong 6 tháng vừa qua, Sở Di Trú Hoa Kỳ duyệt xét tổng cộng 10,671 hồ sơ bảo lãnh thân nhân, tức đơn I-130. Trong số này, hơn 1,044 hồ sơ bị từ chối (denied) hoặc thời gian xét duyệt bị kéo dài ra do cần bổ túc thêm thông tin (RFE | Request For Evidence). Để giúp hồ sơ bảo lãnh được chấp thuận dễ dàng và nhanh chóng hơn, Sở Di Trú cập nhập những giấy tờ cần đính kèm khi nộp đơn bảo lãnh:
1) Diện cha mẹ, con cái, anh chị em:
- Khai sanh của người bảo lãnh (Petitioner) và người được bảo lãnh (Beneficiary) (bản sao có công chứng và xác nhận tại địa phương + bản dịch Anh ngữ có công chứng).
- Giấy kết hôn của người bảo lãnh (Petitioner) và người được bảo lãnh (Beneficiary) (bản sao có công chứng và xác nhận tại địa phương + bản dịch Anh ngữ có công chứng).
- Hộ khẩu, nếu có, chứng thực người bảo lãnh và người được bảo lãnh từng cư trú cùng nơi (bản sao có công chứng và xác nhận tại địa phương + bản dịch Anh ngữ có công chứng).
- (2) Hình chụp chung, nếu có, của người bảo lãnh (Petitioner) và người được bảo lãnh (Beneficiary).
2) Diện vợ chồng:
- Khai sanh của người bảo lãnh (Petitioner) và người được bảo lãnh (Beneficiary) (bản sao có công chứng và xác nhận tại địa phương + bản dịch Anh ngữ có công chứng).
- Giấy kết hôn của người bảo lãnh (Petitioner) và người được bảo lãnh (Beneficiary) (bản sao có công chứng và xác nhận tại địa phương + bản dịch Anh ngữ có công chứng).
- Nếu từng ly dị, thì kèm Đơn xác nhận ly dị của người chồng trước đây hay vợ trước đây.
- Hộ khẩu, nếu có, chứng thực người bảo lãnh và người được bảo lãnh từng cư trú cùng nơi (bản sao có công chứng và xác nhận tại địa phương + bản dịch Anh ngữ có công chứng).
- (4) Hình chụp chung, của người bảo lãnh (Petitioner) và người được bảo lãnh (Beneficiary). Hình chụp trong đám cưới, hình đi tuần trăng mật, hình chụp chung với các thành viên trong gia đình …
- (2) Hình chụp dạng hộ chiếu (passport-style photo) của người bảo lãnh và người được bảo lãnh.
- Đơn sơ yếu lý lịch G-325A của người bảo lãnh và người được bảo lãnh.
- Các hồ sơ, chứng từ … chứng minh tên của cả 2 vợ chồng chung trong ngân hàng, bảo hiểm, giấy mướn nhà, giấy thuế …
- Khai sanh của con chung, nếu có (bản sao có công chứng và xác nhận tại địa phương + bản dịch Anh ngữ có công chứng).
- Giấy xác nhận có công chứng (affidavits sworn) của các thành viên trong gia đình, bè bạn, hàng xóm … xác nhận có quen biết và hiểu về mối quan hệ vợ chồng của người bảo lãnh và được bảo lãnh.
- Bất kỳ những thông tin gì khác, chứng minh mối quan hệ vợ chồng đang tiến triển tốt đẹp trong thời gian hồ sơ bảo lãnh được nộp.
(Theo Tầm Nhìn



Bảo lãnh theo diện anh chị em ruột vẫn tiếp tục

06/12/2010

Trả lời các câu hỏi liên quan đến hồ sơ bảo lãnh theo diện anh chị em, Sở Di Trú Hoa Kỳ USCIS xác nhận là vẫn đang tiếp tục nhận hồ sơ, và xét duyệt như trước đây. Thời hạn bảo lãnh mới cho diện anh chị em ruột nay còn 9 năm, tức nhanh hơn trước đây.
Dùng đơn USCIS-I-130, lệ phí là $355.00 nếu nộp trước ngày 23/11/2010. Sau ngày này, lệ phí mới là $420.00.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, Sở Di Trú đã nhận 463,537 đơn I-130, bảo lãnh các diện vợ chồng, cha mẹ, con, và anh chị em ruột.



Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại TpHCM ra văn bản kéo dài thời gian cấp Visa nhập cảnh

17/01/2011

Do một số thay đổi gần đây về số lượng thị thực được cấp theo luật định đối với hầu hết các loại (Visa) Thị Thực dành cho thành viên gia đình, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Tp.HCM cho hay, chỉ những đương đơn sinh ra tại Việt Nam có NGÀY ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ (Priority Dates) trước NGÀY HỒ SƠ ĐẾN LƯỢT XÉT DUYỆT (Cut-off dates) mới hội đủ tiêu chuẩn được giải quyết hồ sơ và cấp Visa  nhập cảnh Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không thể đẩy nhanh thời điểm hồ sơ đến lượt xét duyệt vào mỗi tháng do nhu cầu hàng tháng đã vượt quá số lượng thị thực có thể cấp.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Tòa Tổng Lãnh Sự tại Tp.HCM không thể chắc chắn tốc độ tiến triển của ngày ưu tiên giải quyết hồ sơ vì ngày này có thể đến nhanh, đứng yên tại chỗ hoặc lùi lại vài tháng.
IMMIGRATION VISA UNIT
U.S. CONSULATE GENERAL
HO CHI MINH CITY, VIETNAM

Tân Giám Đốc Sở Di Trú Hoa Kỳ: "Xét đơn nhập tịch chỉ mất 5 tháng"

30/11/2010

*Chưa dự định tăng lệ phí

Buổi họp báo của Tân Giám đốc Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), ông Alejandro Mayorkas, với báo chí gián đoạn ngay sau câu hỏi đầu tiên của một nhà báo, vì tất cả mọi người trong tòa nhà Federal Building tại Los Angeles phải di tản vì lý do an ninh.
Buổi họp báo của Tân Giám đốc Sở Di Trú Hoa Kỳ phải dọn ra hành lang Federal Building tại Los Angeles vì lý do an ninh. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

Buổi họp báo của tân giám đốc Sở Di Trú Hoa Kỳ phải dọn ra hành lang Federal Building tại Los Angeles vì lý do an ninh. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

Cuộc họp báo sau đó tiếp tục ngay tại hành lang Federal Building, tân Giám đốc Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) cho biết ông muốn Sở Di Trú phải là “Cơ quan Nhà nước được yêu chuộng nhất, một hòn ngọc của Chính Phủ” và ông dự tính thực hiện điều này bằng cách “phục vụ dân như một khách hàng.”

Ông Mayorkas được Tổng Thống Obama bổ nhiệm vào cuối tháng tư năm nay. Ông tuyên thệ nhậm chức ngày 12 tháng tám vừa qua, đảm nhiệm chức vụ mà ông cho là “rất vinh hạnh” được giao phó.

“Cơ quan Di Trú Hoa Kỳ có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới.” Ông nói.

Trả lời câu hỏi, USCIS có đang dự tính tăng lệ phí để tăng thu nhập, ông Alejandro Mayorkas cho biết vì là một cơ quan sống nhờ lệ phí của khách hàng (fee-based organization), USCIS có “trách nhiệm phải tìm cách quân bình ngân sách.”

Ông nói, “Hiện giờ chúng tôi chưa dự định sẽ tăng lệ phí, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng này!”

Giám Ðốc Alejandro Mayorkas giải thích thêm, là có nhiều cách để quân bình ngân sách.

Một trong các cách ấy là “cân nhắc việc cắt giảm nhân viên, đơn giản hóa thủ tục, tìm cách làm việc sao cho vừa hữu hiệu vừa ít tốn kém, và đương nhiên cũng phải lưu ý đến giải pháp tăng lệ phí.”

“Nhưng cái khó là tăng lệ phí cho dịch vụ nào?”. Ông đặt vấn đề, “Chúng tôi không muốn khách hàng phải trả tiền cho những dịch vụ họ không dùng. Thí dụ, không thể bắt khách hàng cần nộp đơn vào quốc tịch phải trả tiền cho dịch vụ tị nạn chính trị.”

Trả lời Người Việt về chương trình hoạt động tương lai của USCIS, ông tân Giám đốc cho biết đã thành lập một phòng tiếp dân “Office of Public Engagement” để nghe ý kiến phê bình của khách hàng. Vừa rồi, cơ quan này cũng đã cho ra mắt một trang web trên đó khách hàng có thể tìm dữ liệu liên quan đến tình trạng di trú của họ, theo dõi hồ sơ di trú, để lại ý kiến, đặt câu hỏi v.v…

Tân Giám đốc Alejandro Mayorkas cho biết đã xin Chính Phủ Liên Bang ngân sách $206 triệu, nhưng số tiền này được dành cho những mục tiêu liên quan đến việc tăng năng suất làm việc, giản lược thủ tục, chứ không dùng cho việc cứu xét đơn của khách hàng.

Việc thu lệ phí và cung ứng dịch vụ cho khách hàng “có cách chiết tính và ngân sách riêng.”

Khi được hỏi tại sao mức thu nhập lại bị giảm trầm trọng, ông Alejandro Mayorkas cho biết vào năm 2007, Sở Di Trú Hoa Kỳ đã tăng lệ phí nộp đơn thành công dân Mỹ từ $400 lên đến $675. Sau khi công bố việc tăng lệ phí, số người nộp đơn đã tăng vọt lên (để tránh khỏi phải trả lệ phí cao).

Số đơn cao bất thường này, thoạt đầu khiến quá trình xét đơn (citizenship) kéo dài từ 18 đến 24 tháng, so với chỉ khoảng 12 tháng trước kia. Ðiều này khiến Sở Di Trú lúc ấy bị chỉ trích nặng nề.

Nhưng sau hơn một năm đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, đơn giản hóa thủ tục, mướn và đào tạo thêm nhân viên, “USCIS đã giảm thời gian cứu xét đơn xin nhập tịch xuống còn trung bình năm tháng.”

Vấn đề bây giờ là khi số đơn hiện giờ đã trở lại mức bình thường, USCIS hiện đang dư người làm việc.

Về tình trạng di dân bất hợp pháp, ông Alejandro Mayorkas cho biết con số người sinh sống không có giấy tờ tại Hoa Kỳ ước tính lên tới 11 triệu người, và ông cho biết thêm “đây là việc của cơ quan thi hành công lực,” và “di dân bất hợp pháp là một trong những quan tâm lớn của chính phủ Obama.”

Giám Ðốc Mayorkas tâm sự rằng ông cũng là một di dân gốc Cuba, từng là luật sư của tiểu bang California, đồng thời là thành viên cao cấp của tổ hợp luật “O'Melveny and Myers.”
(Theo Hà Giang/Người Việt)


THI QUỐC TỊCH HOA KỲ - GREEN IMMIGRATION TƯ VẤN

Một số câu hỏi thi quốc tịch Hoa Kỳ thay đổi từ ngày 5 tháng 1, 2011

Bộ Nội An và Sở Di Trú Hoa Kỳ ra thông báo về các thay đổi trong các câu số (20), (23), (43) và (47) trong đề thi 100 câu Quốc Tịch Hoa Kỳ. Người đi thi kể từ ngày 5/1/2011 Bộ Nội An và Sở Di Trú Hoa Kỳ ra thông báo về các thay đổi trong các câu số (20), (23), (43) và (47) trong đề thi 100 câu Quốc Tịch Hoa Kỳ. Người đi thi kể từ ngày 5 tháng 1, 2011 phải trả lời các câu hỏi thay đổi này, tùy theo tiểu bang sinh sống.
Câu (20): Who is one of your state’s U.S. Senators (serving in the 112th Congress, which begins on January 5, 2011 ?) (Ai là 1 trong những vị Thượng Nghị Sĩ của tiểu bang bạn đang phục vụ tại Quốc Hội khóa 112, bắt đầu từ ngày 5 tháng 1, 2011)
Câu (23): Name your U.S. Representative (serving in the 112th Congress, which begins on January 5, 2011 ?) (kể tên vị Dân Biểu của tiểu bang bạn đang phục vụ tại Quốc Hội khóa 112, bắt đầu từ ngày 5 tháng 1, 2011)
Câu (43): Who is the Governor of your state ? (Ai là Thống Đốc đương nhiệm của tiểu bang bạn)
Câu (47): What is the name of the Speaker of the House of Representative now ? (Tên của vị Chủ Tịch Quốc Hội là gì ?) TRẢ LỜI: John Boehner
Thêm các thông tin về thi quốc tịch Hoa Kỳ, cùng các vấn đề về di trú, mời vào trang web của Sở Di Trú Hoa Kỳ tại www.GREENIMMIGRATION.COM / WWW.DULICHXANH.COM.VN
(Theo Chinh Pham  — Tamnhin.us

Thẻ xanh (thường trú nhân)

Một cư dân thường trú là một người đã được cấp phép để sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ trong thời gian lâu dài. Bằng chứng thể hiện, người đó được cấp thẻ thường trú, thường gọi là “thẻ xanh". Bạn có thể trở thành một cư dân thường trú bằng nhiều cách khác nhau. Hầu hết các cá nhân được bảo lãnh bởi một thành viên gia đình hoặc chủ sử dụng lao động tại Hoa Kỳ. Các cá nhân khác có thể trở thành cư dân thường trú thông qua chương trình tị nạn hoặc các chương trình nhân đạo khác. Trong một số trường hợp, bạn có thể tự nộp sơ xin thẻ xanh nếu hội đủ điều kiện. 

Các bước để trở thành một cư dân thường trú ở mỗi hạng mục khác nhau và sẽ phụ thuộc vào việc bạn hiện đang sống ở Mỹ hay bên ngoài nước Mỹ. Các hạng mục chính được thể hiện dưới đây.
THẺ XANH THÔNG QUA GIA ĐÌNH
Làm thế nào để xin thường trú khi một thành viên gia đình bảo lãnh cho bạn
Nhiều người trở thành dân thường trú (có thẻ xanh) thông qua các thành viên gia đình. Hoa Kỳ khuyến khích việc đoàn tụ gia đình và cho phép công dân Hoa Kỳ và dân thường trú bảo lãnh cho một số thân nhân nhất định đến và sống vĩnh viễn tại Hoa Kỳ. Bạn có thể hội đủ điều kiện để có được một thẻ xanh thông qua một thành viên trong gia đình là công dân Hoa Kỳ hoặc công dân thường trú, hoặc thông qua các thể loại đặc biệt được mô tả dưới đây.
Có hai con đường riêng biệt mà thông qua đó bạn có thể nhận được thẻ xanh. Nhiều thành viên gia đình là những người đã ở Hoa Kỳ có thể hội đủ điều kiện để điều chỉnh tình trạng thường trú tại Hoa Kỳ, có nghĩa là họ có thể hoàn thành quy trình định cư của họ mà không cần phải trở về quê nhà. Những người thân của họ sống ngoài Hoa Kỳ hoặc những người không đủ điều kiện để điều chỉnh tình trạng di trú ở Hoa Kỳ có thể hội đủ điều kiện theo quy trình có sự cân nhắc của tòa lãnh sự thông qua đại sứ quán Hoa Kỳ hoặc tòa lãnh sự ở nước ngoài có thẩm quyền nơi mà họ cư trú.
Quan hệ trực tiếp với công dân Mỹ :
Bạn có thể lấy thẻ xanh nếu là thân nhân trực tiếp hoặc là một thành viên gia đình trong một chuyên mục ưu tiên nếu người thân là công dân Mỹ nộp mẫu đơn I-130, Bảo lãnh thân nhân cho bạn. Bạn là một thân nhân quan hệ trực tiếp của công dân Hoa Kỳ, nếu bạn là:
• Con (chưa có gia đình và dưới 21 tuổi) của một công dân Hoa Kỳ
• Vợ hay chồng của một công dân Hoa Kỳ
• Ba mẹ của một công dân Hoa Kỳ (nếu công dân Hoa Kỳ từ 21 tuổi trở lên)
Thành viên gia đình của một công dân Hoa Kỳ trong mục ưu tiên
Bạn là thành viên gia đình của một công dân Hoa Kỳ trong mục ưu tiên nếu bạn là:
• Con trai hay con gái chưa lập gia đình (21 tuổi trở lên) của một công dân Hoa Kỳ
• Con trai hay con gái đã lập gia đình (mọi lứa tuổi) của một công dân Hoa Kỳ
• Anh chị em của một công dân Hoa Kỳ
Thành viên gia đình của một cư dân thường trú trong mục ưu tiên Bạn có thể lấy được thẻ xanh với tư cách là một thành viên gia đình trong mục ưu tiên nếu thành viên gia đình của bạn đã nộp mẫu đơn I-130 thay cho bạn. Bạn là thành viên gia đình của một cư dân thường trú ở mục ưu tiên nếu bạn là:
• Chồng/vợ của một cư dân thường trú
• Con (chưa có gia đình và dưới 21 tuổi) của cư dân thường trú
• Con trai hay con gái chưa có gia đình (21 tuổi trở lên) của một cư dân thường trú
THẺ XANH THÔNG QUA BẢO LÃNH LÀM VIỆC
Bạn có thể hội đủ điều kiện để trở thành một cư dân thường trú dựa trên một lời mời làm việc thường trú tại Hoa Kỳ. Hầu hết các hạng mục yêu cầu chủ lao động phải có chứng nhận lao động và sau đó nộp đơn I-140, Bảo lãnh công nhân di dân, cho bạn.
THẺ XANH THÔNG QUA ĐầU TƯ
Thẻ xanh có thể có sẵn cho nhà đầu tư / doanh nhân, những người đang đầu tư vào một doanh nghiệp tạo ra công ăn việc làm mới ở Mỹ.

DU HỌC MỸ VÀ ĐIỂM HỌC BẠ

Du học Mỹ: Không nên quan trọng hóa điểm học bạ

Ngày 8-10, ông Charles Bennett, Trưởng bộ phận lãnh sự và ông John Aloia, Giám đốc bộ phận thị thực không di dân thuộc Lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM đã có cuộc gặp gỡ với báo chí TPHCM để thông báo về tình hình cấp thị thực không di dân trong vòng 1 năm qua. Theo đó, từ 1-10-2007 đến 30-9-2008, đã có 45.275 trường hợp được cấp thị thực không di dân, trong đó có 9.054 sinh viên được cấp thị thực, tăng 54% so với năm trước.

- PV: Các trường hợp nào bị từ chối cấp thị thực?


- Ông CHARLES BENNETT: Người xin thị thực phải đáp ứng đủ 3 tiêu chuẩn theo luật di trú của Mỹ: thứ nhất là phải có đủ tài chính trang trải cho chuyến đi, sinh viên phải có đủ tiền đóng học phí, không ở lại tìm việc ở Mỹ hoặc trở thành gánh nặng của nước Mỹ; thứ hai, người xin thị thực phải thực hiện đúng mục đích đã nêu trong đơn xin thị thực; thứ ba, những người được cấp thị thực phải chứng minh rằng họ sẽ trở về nước (kể cả sinh viên). Chúng tôi xin khẳng định hiện nay không có bất cứ văn phòng nào ngoài Tổng lãnh sự quán (hay Đại sứ quán Mỹ) phụ trách dịch vụ xin thị thực. Các sinh viên lưu ý đối với mẫu đơn I 20, nếu có trục trặc về ngày, tháng, năm sinh, tên... sẽ dễ bị từ chối và bị hẹn làm hồ sơ lại.

- Ông JOHN ALOIA: Cần lưu ý, điểm trong học bạ của sinh viên không phải là yếu tố quyết định đến việc cấp thị thực. Nhiều sinh viên lo ngại dưới 7 điểm thì sẽ không được cấp thị thực. Điều này đã khiến họ làm học bạ giả. Xin nhắc lại, chúng tôi sẵn sàng cấp thị thực cho cả học sinh học lực trung bình, miễn là họ chứng tỏ khả năng du học ở Mỹ. Để biết thêm thông tin về giáo dục Mỹ, xin liên hệ với Trung tâm cung cấp thông tin về giáo dục Mỹ do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ tại địa chỉ 11 bis Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, Q1, ĐT: (08) 9118092 không tốn bất cứ chi phí nào.

- Số lượng sinh viên được cấp thị thực trong năm tăng 54%, cao nhất trong các loại thị thực không di dân. Nguyên nhân có phải do chính sách của Mỹ tạo điều kiện dễ dàng cho du học sinh Việt Nam?

- Ông CHARLES BENNETT: Chính sách đối với du học sinh của Mỹ vẫn không thay đổi. Không phải chỉ riêng với Việt Nam, Mỹ chủ trương khuyến khích sinh viên ở tất cả các nước đến với nền giáo dục của Mỹ. Có chăng là chính sách hợp tác phát triển giáo dục giữa Việt Nam và Mỹ gần đây được thúc đẩy. Cả hai nước xem hợp tác giáo dục là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất. Ngoài việc sinh viên Việt Nam tới Mỹ du học, Mỹ cũng muốn đưa nhiều sinh viên của mình và cả các giáo sư đến Việt Nam học tập. Năm rồi, một hội nghị về giáo dục đã được Đại sứ quán Mỹ tổ chức tại Hà Nội, năm nay sẽ tổ chức tại TPHCM. Số lượng sinh viên Việt Nam được cấp thị thực sang Mỹ tăng nhanh còn cho thấy sinh viên Việt Nam đã chuẩn bị tốt các điều kiện để du học, trong đó đáng chú ý là trình độ Anh văn ngày càng tiến bộ.

- Có phải thủ tục cấp thị thực gần đây được đẩy nhanh hơn?


- Ông CHARLES BENNETT: Lượng đơn xin cấp thị thực ngày càng đông nhưng nhân viên chúng tôi vẫn không tăng. Một trong những phương pháp chúng tôi đã thay đổi là giảm thời gian chờ phỏng vấn. Nhờ hệ thống thông báo hẹn phỏng vấn qua mạng nên thời gian chờ phỏng vấn đã rút ngắn rất nhiều, thậm chí nhiều trường hợp hôm nay nộp đơn, ngày mai được hẹn phỏng vấn. Thông thường trước đây người xin thị thực phải chờ phỏng vấn tối đa là 2 tuần. Thời gian chờ phỏng vấn cũng tùy thuộc vào từng nước. Ở Việt Nam thuộc loại nhanh, một số nước phải chờ đến 4 tháng. Chi phí cho một lần xin thị thực là 140 USD.

- Sinh viên diện được học bổng có cần bảo trợ tài chính để được cấp thị thực ?

- Ông JOHN ALOIA: Cần phân biệt hai loại học bổng. Đối với học bổng toàn phần (học bổng chính thức), chúng tôi không cần đòi hỏi đảm bảo về tài chính. Còn loại học bổng bán phần, cần phải có nguồn tài chính đảm bảo.
VŨ MINH (Theo sggp.org.vn)