VIET GREEN TRAVEL - CHUYEN TOUR HOA KY, CHAU AU, UC

VIET GREEN TRAVEL - CHUYEN TOUR HOA KY, CHAU AU, UC
DU LICH XANH

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Hướng dẫn chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin visa Hoa Kỳ

Hướng dẫn chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin visa Hoa Kỳ
Dưới đây là các bước cơ bản để nộp đơn xin visa (trừ khi được hướng dẫn rõ ràng, không cần phải theo những bước này theo đúng thứ tự). Nếu muốn xin cấp mới visa, đương đơn có thể gởi hồ sơ qua đường bưu điện. Vui lòng nhấp chuột vào đường dẫn “Chương trình làm mới visa” ở phía bên trái màn hình để kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện hay không.
Lưu ý: Đương đơn có thể nhấn chuột vào các bước được tô màu xanh để có thêm thông tin.
BƯỚC 1. Điền hoàn tất mẫu đơn DS-160. Bắt đầu từ ngày 17/05/2010, Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội sẽ yêu cầu tất cả các đương đơn nộp mẫu đơn DS-160 khi đến phỏng vấn. Chúng tôi sẽ không thu mẫu đơn DS-156 nữa (ngoại trừ các đương đơn nộp đơn xin visa Hôn phu/Hôn thê và visa Hợp tác Thương Mại/Đầu Tư theo Hiệp ước).
Đương đơn có thể xem bản dịch tiếng Việt của mẫu DS-160 bằng cách chọn “Việt – Vietnamese” trong ô Select Tooltip Language nằm ở góc trên cùng bên tay phải của trang đơn điện tử, sau đó trỏ con chuột vào đoạn cần xem.  Bản tiếng Việt chỉ tương thích với trình duyệt Internet Explorer 7 (IE7) hoặc cao hơn – vì thế đương đơn phải sử dụng máy tính hoặc trình duyệt đã cài đặt IE7.  
LƯU Ý: Các đương đơn xin visa theo diện Hôn phu/Hôn thê và diện Hợp tác thương mại/Đầu tư theo Hiệp ước không sử dụng mẫu đơn DS-160 mà phải sử dụng mẫu đơn DS-156.
BƯỚC 2Đóng phí xin visa (PDF-86KB)
BƯỚC 3. Chuẩn bị một ảnh cỡ 5cm x 5cm đã sử dụng cho mẫu đơn DS-160. Mang theo ảnh này khi đi phỏng vấn. 
BƯỚC 4. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
BƯỚC 5. Sử dụng hộ chiếu còn hiệu lực: Đương đơn phải sử dụng hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất sáu tháng kể từ ngày dự kiến kết thúc chuyến đi đến Mỹ. Trẻ con phải có hộ chiếu riêng kể cả khi đi cùng với bố me.
Lưu ý: Không đặt một lúc nhiều lịch hẹn. Đặt nhiều lịch hẹn cho một đương đơn sẽ dẫn đến toàn bộ các lịch hẹn cho đương đơn bị hủy.
BƯỚC 6. Đăng kí phỏng vấn qua mạng: Nhấp vào đây để đăng kí lịch hẹn phỏng vấn tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Nếu đương đơn muốn đặt hẹn phỏng vấn tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh, nhấp vào đây.
Lưu ý: Mỗi đương đơn chỉ đặt môt cuộc hẹn. Nếu đương đơn đặt nhiều hơn một cuộc hẹn thì tất cả các cuộc hẹn phỏng vấn sẽ bị huỷ.

QUY ĐỊNH ĐĂNG KÝ CUỘC HẸN DÀNH CHO SINH VIÊN (visa F-1, M-1) VÀ KHÁCH TRAO ĐỔI (visa J-1): Đương đơn có thể nhấp vào đây để nộp đơn xin phỏng vấn sớm nếu như trên hệ thống không còn cuộc hẹn nào kịp ngày nhập học của đương đơn. Các đương đơn đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây mới có thể nộp đơn xin phỏng vấn sớm:
1. Đương đơn là sinh viên (visa F-1, M-1) chưa từng bị từ chối cấp visa du học trong 12 tháng vừa qua.
2. Đương đơn là khách trao đổi (visa J-1) chưa từng bị từ chối cấp visa trao đổi văn hoá trong 12 tháng vừa qua.
3. Đương đơn là sinh viên xin cấp lại visa đã hết hạn.
BƯỚC 7. Đến Lãnh sự quán tham dự phỏng vấn
Đương đơn nên đến Lãnh sự không sớm hơn 20 phút trước giờ hẹn phỏng vấn.
Nếu đơn xin visa được chấp thuận, đương đơn sẽ được nhận lại hộ chiếu cùng visa thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh EMS, thông thường trong vòng 3 ngày làm việc. Lệ phí chuyển phát nhanh được thông báo trên trang web của EMS. Lệ phí này phải trả bằng tiền mặt đồng Việt Nam.
Nếu bị từ chối cấp visa, đương đơn sẽ được trả lại hộ chiếu cùng những giấy tờ cần thiết khác ngay sau cuộc phỏng vấn. Vui lòng xem mục Không hội đủ điều kiện để cấp visa trên trang web của chúng tôi để có thêm thông tin. Đương đơn xin visa không di dân phải trực tiếp mang các giấy tờ cần thiết tới cuộc phỏng vấn. Những giấy tờ được gửi tới Lãnh sự quán mà không có sự hiện diện của đương đơn sẽ không được xem xét và người gửi sẽ không nhận được thư xác nhận.

Những điều cần biết trước khi đi du học Hoa Kỳ

Những điều cần biết trước khi đi du học Hoa Kỳ
1. Hồ sơ của bạn gồm những gì?
- Hồ sơ cá nhân và bài luận - Bảng điểm cấp 3 - Điểm các kỳ thi chuẩn hoá (standardized tests) - Thư giới thiệu - Hồ sơ tài chính -  Lệ phí (có thể xin miễn). 
2. Khi nào là hạn nộp hồ sơ? 
- Mỗi trường khác nhau đều có một thời hạn nộp hồ sơ khác nhau. Bạn phải tìm hiểu trong trang web của trường để nắm rõ. Ngoài ra, cũng có nhiều hạn nôp, ví dụ như Regular Decision, Early Decision, Early Action.
3. Làm thế nào để nộp đơn đăng ký (application)?
- Bạn có thể vào website của trường và điền tên vào phần Request for Information để nhận được thông tin thêm về trường cùng đơn đăng ký. Thường thường các trường cũng có đơn đăng ký qua mạng, tạo điều kiện cho bạn điền các thông tin cá nhân và gửi bài luận. Hoặc bạn có thể dùng Common Application nếu trường của bạn chấp nhận (hầu hết các Liberal Arts College)
4. Bạn có phải nộp lệ phí tuyển sinh (application fee) không?
- Các trường có yêu cầu bạn nộp lệ phí tuyển sinh, mỗi trường có một lệ phí khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể xin miễn tiền này bằng cách gửi fee waiver, tạm dịch là đơn miễn lệ phí hoặc một số trường tự động miễn khoản tiền này khi bạn apply trực tiếp trên mạng.
5. Hồ sơ của tôi sẽ được đọc như thế nào?
- Hầu hết các trường đều đọc hồ sơ theo thư tự: Đầu tiên, bảng điểm sẽ được xem xét, bởi đây là sự phản ánh rõ ràng nhất cho khả năng học tập của một học sinh. Tiếp theo đó, những người trong ban tuyển sinhsẽ đọc các bài luận của bạn. Bài luận là một yếu tố rất quan trọng khi xét tuyển bởi vào đại học, bạn sẽ phải viết rất nhiều, đồng thời, qua bài luận, người đọc hồ sơ cũng sẽ hiểu thêm về tư cách cá nhân và phẩm chất của bạn. Sau khi đọc bài luận, ban tuyển sinh sẽ đọc thư giới thiệu và nhìn vào các hoạt động ngoại khoá của bạn. Một số trường có thể yêu cầu hoặc không bắt buộc bạn phải phỏng vấn, nhưng đây sẽ là cơ hội tốt để bạn thể hiện bản thân.
6. Thế nào là Early Decision?
- Early Decision thường có hạn nộp sớm hơn vào tháng 11. Khi bạn chấp nhận nộp Early Decision (ED), điều đó có nghĩa bạn bắt buộc phải nhập học nếu bạn được nhận. Bạn chỉ có thể apply một trường dưới dạng ED, nhưng vẫn có apply các trường khác dưới dạng Regular Decision. Tuy nhiên, một khi bạn được nhận bởi trường ED, bạn buộc phải rút khỏi các trường khác. Early Decision có tính chất ràng buộc, bạn phải ký bản cam kết khi bạn nộp hồ sơ, vì vậy, nếu bạn không tuân thủ, bạn có thể gặp một số rắc rối và điều này sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến việc ban tuyển sinh nhìn nhận sinh viên Việt Nam. Thí sinh nộp ED sẽ biết kết quả vào cuối tháng 12.
7. Thế nào là Early Action (EA)?
- Early Action cũng có hạn nộp và hạn trả lời sớm hơn so với Regular Decision, nhưng không có tính chất ràng buộc. Bạn có quyền từ chối trường nhận bạn dưới dạng Early Action và nhập học ở trường khác. Theo nhận xét chung, EA có những lợi thế hơn so với ED.
8. Thế nào là Regular Decision?
- Regular Decision là hạn nộp thông thường vào tháng 1. Tuy nhiên, hạn nộp của các trường rất khác nhau, có những trường có hạn đến tháng 4, tháng 5 hoặc muộn hơn, vì vậy bạn nên kiểm tra cẩn thận với mỗi trường.
9. Thế nào là Rolling Admission?
- Rolling Admission có nghĩa rằng trường không có một hạn nộp đơn nhất định nào. Nếu bạn gửi đơn sớm, bạn cũng sẽ nhận được thư trả lời sớm và ngược lại.
10. Nếu bạn nộp Early Decision, bạn có cơ hội được chấp nhận cao hơn không?
- Thường thường ban tuyển sinh của trường khuyến khích các học sinh đăng ký Early Decision nếu như đó là trường bạn yêu thích nhất. Những thí sinh nộp Early Decision sẽ phải cạnh tranh với ít đối thủ hơn và chứng tỏ được sự yêu thích của mình với trường, tất nhiên điều đó sẽ được xem xét khi đưa ra quyết định. Nếu như sinh viên không được nhận ở vòng Early Decision, hoặc họ sẽ bị đẩy lùi xuống xem xét cùng các sinh viên ở vòng Regular Decision, hoặc sẽ bị từ chối. Tuy nhiên, đối với các sinh viên Quốc Tế, đôi khi Early Decision không phải là một lựa chọn tốt, vì trường sẽ muốn có cơ hội xem xét nhiều học sinh quốc tế cùng nhau hơn để đưa ra quyết định về hỗ trợ tài chính.
11. Thế nào là Wait-list?
T- Vì các trường không thể chắc chắn số học sinh sẽ đồng ý nhập học, một số thí sinh sẽ được vào danh sách đợi (wait-list). Sau ngày 1/5, là ngày các thí sinh được nhận phải xác nhận mình có nhập học hay không, trường sẽ quyết định nhận thêm một số học sinh từ Wait-list. Tuy nhiên cơ hội này là khá thấp ở các trường đại học danh tiếng.
12. Hỗ trợ tài chính (financial aid package) gồm những gì:
- Thông thường hỗ trợ tài chính từ 1 trường Đại học sẽ gồm có: + grants: tiền học bổng bạn sẽ không phải trả lại sau khi học xong + work study: tiền bạn sẽ được trả nếu làm thêm trong trường + Loan: tiền vay (tuy nhiên không phải trường ĐH nào cũng cho SV quốc tế)
13. Thế nào là need-blind policy?
- Need-blind policy có nghĩa rằng trường sẽ không quan tâm đến số tiền hỗ trợ tài chính bạn xin, cho dù tài chính của gia đình bạn ít hay nhiều điều đó cũng không ảnh hưởng đến quyết định tuyển sinh của trường.
14. Thế nào là need-aware/need sensitive policy?
- Need-aware/ need sensitive có nghĩa rằng tài chính của học sinh cũng sẽ được xem xét bên cạnh các yếu tố tuyển sinh quan trọng khác ( đề cập ở phía trên) khi đưa ra quyết định. Nói ngắn gọn, nếu bạn xin quá nhiều tiền, điều đó có thể là một bất lợi đối với bạn và ngược lại, nếu bạn không xin bất kỳ hỗ trợ nào, cơ hội được nhận của bạn sẽ cao hơn.
15. Các kỳ thi chuẩn hoá là gì?
- Để xin du học ở các trường đại học nước ngoài, trước hết bạn buộc phải có các bài thi chuẩn hoá về tiếng Anh. Ví dụ để học ở Mỹ bạn sẽ phải có điểm TOEFL, ở Anh, Úc bạn sẽ phải có điểm IELTS. Đặc biệt ở Mỹ, ngoài kỳ thi kiểm tra về tiếng Anh, phần lớn các trường sẽ yêu cầu bạn tham dự kỳ thi SAT hoặc ACT (dành cho những người vào ĐH, kể cả người Mỹ), hoặc GRE (dành cho những người học cao học).
16. Thế nào là TOEFL?
- TOEFL là viết tắt của cụm từ “Test Of English as a Foreign Language”, có mục đích kiểm tra khả năng tiếng Anh của một người không dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Bài thi gồm có 5 phần, kiểm tra 5 kỹ năng: Viết, Nghe, Ngữ pháp, Đọc, và Nói.
17. Thế nào là SAT I?
- Là bài kiểm tra được tổ chức bởi College Board dành cho tất cả mọi người đăng ký vào Đại học của Mỹ, kể cả học sinh Mỹ. SAT I gồm có 3 phần: Viết, Tiếng Anh và Toán.
18. Thế nào là SAT II?
- Thay vì kiểm tra 3 kỹ năng chung: Viết, Tiếng Anh, và Toán, SAT II còn được gọi là Subject tests, kiểm tra thí sinh vào kỹ năng của từng môn. Nếu là bắt buộc, các trường thường yêu cầu 2 môn SAT II.
19. Có cần đạt được một điểm SAT hay TOEFL tối thiểu để được học bổng?
- Vì mỗi trường có một chính sách riêng đối với các loại học bổng khác nhau, bạn nên nghiên cứu kỹ website cũng như các tài liệu của trường gửi để xem các yêu cầu đối với từng loại học bổng.
20. Thế nào là GPA?
- GPA là viết tắt của Grade Point Average - tức là điểm trung bình
21. Thế nào là weighted GPA?
- Vì các trường không thể chắc chắn số học sinh sẽ đồng ý nhập học, một số thí sinh sẽ được vào danh sách đợi (wait-list). Sau ngày 1/5, là ngày các thí sinh được nhận phải xác nhận mình có nhập học hay không, trường sẽ quyết định nhận thêm một số học sinh từ Wait-list. Tuy nhiên cơ hội này là khá thấp ở các trường đại học danh tiếng.
Tác giả: Nguyễn Long Ninh
www.dulichxanh.com.vn

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Visa Mozambich, Visa Brazil, Visa Haiti, Visa Cuba, Visa Chile, Visa Venezuala

VIET GREEN TRAVEL - DU LỊCH XANH CHUYÊN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ VISA:
- DỊCH VỤ TƯ VẤN VISA DU LỊCH BRAXIN, VISA CÔNG TÁC BRAZIL
- HỖ TRỢ HOÀN THÀNH VISA LAO ĐỘNG MOZAMBICH (VISA CÔNG TÁC MOZAMBIQUE)
- VISA CÔNG TÁC HAITI CHUYÊN NGHIỆP VÀ NHANH CHÓNG
- VISA CÔNG TÁC CU BA, VISA CUBA  -> 190 usd
- VISA CÔNG TÁC CHI LÊ, VISA VENEZUALA -> 180 usd
* GIÁ DỊCH VỤ: 150 - 180 USD/NGƯỜI
t: 04.36285414
f: 04.36285415
m: 098931339
w: www.dulichxanh.com.vn

Lý do visa du học Canada bị từ chối

Lý do visa du học Canada bị từ chối


Hiện nay, Canada đang rộng cửa để đón du học sinh quốc tế sang học tập nơi đây nên chính phủ Canada đã có rất nhiều chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho du học sinh có được kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp CĐ hoặc ĐH với thời gian là 3 năm không phân biệt tỉnh bang. Song song với việc này thì việc xét hồ sơ xin thị thực nhập cảnh và cấp visa đã có tiến trình nhanh hơn để đảm bảo đúng thời gian nhập học của SVHS.
Tuy nhiên, về phía phòng Di Trú ở Tổng Lãnh Sự Quán Canada tại Việt Nam họ vẫn có những tiêu chí để chọn lọc SVHS thật sự có trình độ học tập cao và khả năng tài chính vững mạnh để đảm bảo có được kết quả hoàn hảo như cả hai mong muốn.
Bên cạnh những hồ sơ hội đủ điều kiện để du học Canada thì vẫn còn một số hồ sơ bị từ chối vì chưa thể hiện đủ và đúng khả năng học tập cũng như tài chính của gia đình, phần lớn vì thiếu giấy tờ chứng minh và khi bổ sung nộp lại thì khả năng được cấp visa là rất cao.
Để tránh trường hợp bị từ chối hồ sơ do thiếu thông tin, VP Du học VIP đưa ra một vài lỗi mà các hồ sơ bị từ thối thường mắc phải.
1. Trình độ học vấn của SVHS không tốt
Các điểm số trong 3 năm học gần nhất hầu hết là dưới trung bình hoặc do lịch sử học tập trước đây đã từng nghỉ học ngang tại trường trong nước hoặc một nước khác mà không có lý do chính đáng.
2. Không có kế hoạch học tập rõ ràng
Người nộp đơn không nêu rõ kế hoạch học tập hoặc chương trình học, ngành học và khóa học chưa thuyết phục, chưa hợp lý dẫn đến việc người xét hồ sơ nghĩ đến những lý do tiêu cực và nghi ngờ mục đích sang Canada để du học của mình.
3. Không đủ tài chính
Hồ sơ không đủ tài chính theo như yêu cầu của phòng di trú LSQ Canada tại Việt Nam.
4. Không đủ giấy tờ chứng minh tài chính
Phần lớn các gia đình đều có chuẩn bị nhiều trong việc tài chính cho con em du học nhưng thường nộp thiếu giấy tờ để chứng minh điều này hoặc không thể hiện hết các nguồn thu nhập và tài sản  mình có nên người xét chưa thấy được sự ổn định trong thu nhập và nguồn tài chính không đủ cho việc du học của SVHS.  Đối với các gia đình có doanh nghiệp, thường thiếu các hợp đồng, hóa đơn mua bán hoặc sổ tay ghi chép để chứng minh thu nhập thực tế vì biên lai thuế phần lớn là không phản ánh được thu nhập thật sự của doanh nghiệp.
5.Không chứng minh được khả năng quay về VN sau khi học.
Lỗi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như việc chọn ngành học, khả năng tài chính, tài sản gia đình và không chứng minh được điều gì sẽ khiếm mình trở về sau khi hoàn thành khóa học tại Canada,
6. Không khai có người thân trực hệ ở Canada
Những hồ sơ không khai có người thân tại Canada do lo sợ ảnh hưởng đến kết quả Visa thường bị từ chối vì lý do không trung thực Lưu ý rằng, việc có người thân ở Canada hay không đều không ảnh hưởng đến kết quả visa của người nộp đơn. Nhất thiết phải khai ngay cả khi họ không phải là người giám hộ hoặc tài trợ về tài chính.
7. Không khai đủ người thân ở Canada
Những hồ sơ không khai tên người thân do đã lâu không liên lạc hoặc vì những lý do khác cũng có thể bị từ chối visa với lý do không trung thực.
8. Người thân không đủ tài chính để tài trợ cho học sinh
Đôi khi thu nhập của người thân không đủ điều kiện để tài trợ cho học sinh thì cũng kéo theo hồ sơ bị từ chối vì tài chính yếu.
9. Hồ sơ không trung thực
Những hồ sơ bị phát hiện khai thông tin gian dối, không đúng với thực tế, hoặc giấu thông tin ví dụ như không khai việc đã từng bị từ chối đi Canada bằng bất kỳ hình thức nào của người nộp đơn hoặc của các thành viên trong gia đình như ba, mẹ, anh, chị em.
10. Không hiểu rõ những yêu cầu, thủ tục khi làm hồ sơ
Điều này cũng là lỗi quan trọng khi nộp hồ sơ, trước khi nộp hồ sơ hay chuẩn bị hồ sơ, người nộp đơn nên đến văn phòng có chuyên môn về tư vấn làm hồ sơ Visa du học Canada để được tư vấn và chuẩn bị được bộ hồ sơ xin visa đầy đủ nhất, và đảm bảo tỷ lệ thành công cao nhất.
nguồn: duhocvip
http://dulichxanh.com.vn/visa.html
VIET GREEN TRAVEL.,JSC
Địa chỉ : P102, H50 Ngõ 41/27 Phố Vọng, Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 36285414
Fax: (84.4) 36285415
Di động: 0989 313339
Email : vietgreentravel@yahoo.com / vietgreentravel@live.com / vietgreentravel@gmail.com
Website: www.vietgreentravel.com

Cẩm nang du lịch đảo Cát Bà

Kinh nghiệm du lịch Đảo Cát Bà
Nơi hội tụ giữa rừng với biển, Cát Bà là điểm dừng chân lý tưởng cho các gia đình vào mỗi dịp hè. Để tránh khỏi tình trạng "dở khóc dở cười", những thông tin của Viet Green Travel - Du Lịch Xanh dưới đây sẽ là hành trang bổ ích cho chuyến du lịch tới Cát Bà của bạn. 

Phương tiện


Chiều Hà Nội-Cát Bà

- Nếu đi từ Hà Nội và không có oto riêng thì  bạn mua vé xe Hoàng Long, xuất phát từ bến Lương Yên đi Cát Bà, giá vé toàn tuyến là 210.000 vnd/người.  Giờ xuất bến: 5h20, 7h20, 11h20 và 13h20. Cụ thể: Xe Hoàng Long từ HN sau 2 tiếng chạy sẽ xuống số 4 Lê Thánh Tông - Hải Phòng, tại đây hai bạn nhận vé ra Cát Bà. Đợi 15 phút để tập kết sang xe nhỏ, xe này chở ra bến Đình Vũ. Tại bến Đình Vũ, các bạn chuyển sang đi tàu thủy cao tốc, chạy 25 phút sang đảo Cát Bà. Lên bờ, các bạn sẽ được xe của Hoàng Long chở tận vào thị trấn.

- Nếu nhà bạn có ô tô riêng từ Hà Nội bạn đi thẳng quốc lộ 5  xuống Hải Phòng, ra bến Đình Vũ rồi sang 2 phà qua Cát Hải, Cát Bà.  Phà chạy từ 5h sáng đến 5h chiều, cách 1 tiếng chạy một chuyến ở bến Viềng. Bến Gót thì nhỏ hơn thì nó chạy cũng nhiều hơn.

Chiều Cát Bà-Hà Nội

Từ Cát Bà vào 6h và 14h30,  có 2 chuyến tàu cao tốc về bến Bính Hải Phòng. Sau đó ra bến xe và bắt xe về Hà Nội. Các bạn nếu không thích về bằng Hoàng Long như lượt đi thì có thể chọn cách này.

Còn nếu không thì bạn có thể từ đảo đi xe Hoàng Long như đã đi lượt đi. Cũng sẽ có 4 chuyến về Hà Nội (Hải Phòng) trong ngày, vào các giờ sớm hơn 1h so với giờ chạy từ Hải Phòng ra. Cụ thể, Chiều đi từ số 4 Lê Thánh Tông Hải Phòng có 4 chuyến là 8h, 10h, 14h và 16h.Chiều về từ Cát Bà sẽ đẩy sớm hơn 1 tiếng, là 7h, 9h, 13h và 15h.

Ví dụ, từ đất liền ra có tàu chạy 10h sáng, thì trên đảo tàu sẽ chạy lúc 9h để 10h nó về đến Hải Phòng, kịp gối đầu đón khách ra Cát Bà.

Nếu đi ô tô riêng, hãy nhớ tập trung ở bến phà trước 17h để kịp giờ về Hà Nội.

Lưu ý: bạn có thể mua vé tàu cánh ngầm đi Cát Bà tại Công ty Viet Green Travel - Du lịch Xanh tại Hà Nội
Phương tiện tốt nhất đi từ Bến Bính, Hải Phòng là tàu cao tốc Sea Queen, tàu này có sức chứa hơn 200 khách. Tàu Sea Queen được đánh giá là tàu cao tốc tốt nhất và hiện đại nhất hiện nay.

Ở đâu?

Có rất nhiều khách sạn hay resort ở Cát Bà cho bạn lựa chọn. Giá phòng ở Cát Bà thay đổi tùy từng thời điểm, nhất là vào các dịp lễ hay ngày cuối tuần. Do vậy, bạn nên book phòng trước ít nhất là 2 tuần để được giá tốt nhất. Nếu gấp, bạn có thể đặt phòng qua đại lý du lịch và mức giá cũng không thay đổi nhiều lắm. Các khách sạn được khách du lịch đánh giá cao: Hoàng Ngọc Hotel, Sea & Sun Hotel, Khách sạn Hoàng Tử, Khách sạn Hùng Long Harbour, Khách sạn Sea Pearl, Holiday View, Ks  Le Pont, Ks Vinaconnex...


Chơi gì?

Tắm biển

Đến với biển Cát Bà, du khách không thể không đến những bãi tắm nổi tiếng ở đảo. Các bãi tắm chỉ cách khách sạn có vài trăm mét. Đi bách bộ chừng mươi phút men theo bờ biển rồi qua một khe núi nhỏ, du khách đã đến với bãi tắm Cát Cò 1. Đứng trên nhìn xuống bãi tắm, du khách dễ dàng nhận thấy một bãi cát nghiêng theo mép nước quanh năm rì rào sóng vỗ.

Đứng nhìn ra xa, về phía cuối của bãi tắm, chiếc cầu nhỏ nối bãi Cát Cò 1 sang bãi tắm Cát Tiên như dải lụa vắt qua núi. Đi trên cầu sang bãi tắm Cát Tiên, vượt qua đoạn cua che khuất của núi, một khoảng trời mới như đang rộng mở và một bãi tắm xinh đẹp pha lẫn hoang sơ hiện ra trước mắt.

Tại đây, du khách có thể tắm biển, nghỉ ngơi phơi nắng và tận hưởng những làn gió trong lành thổi vào từ đại dương.

Sẽ là thiếu sót nếu không đến với bãi tắm Cát Cò 3. Đây là điểm du lịch mới nhất của đảo Cát Bà. Bãi tắm Cát Cò 3 được xây dựng khá đẹp và hiện đại, dịch vụ du lịch ở đây khá hoàn hảo từ tắm biển, nghỉ ngơi, ăn uống.


Tham quan biển đảo


Biển Cát Bà có khá nhiều tàu du lịch loại nhỏ đưa khách đi tham quan trên biển, dịch vụ du lịch biển ở đây khá tốt. Du khách chỉ cần thông báo cho khách sạn nơi mình nghỉ là có thể có tàu đưa đi thăm biển Cát Bà.

Từ lâu, Cát Bà nổi tiếng với vịnh Lan Hạ- đây là vịnh nằm trong quần thể vịnh Hạ Long, nếu đi du ngoạn trên vịnh Lan Hạ ngắm phong cảnh núi non, biển cả, chắc chắn sẽ mang lại cho du khách nhiều ngạc nhiên, kỳ thú.


Lưu ý:  Đi tàu ra vịnh Lan Hạ rất đẹp và tắm ở vịnh thì sóng lặng nhưng lại có nhiều đá nên bạn sẽ rất dễ bị xước chân và đầu gối.

Đi du ngoạn trên vịnh Lan Hạ thường xuất phát tại Bến Bèo, cũng có khi xuất phát ngay tại bến Tùng Vụng theo yêu cầu của du khách. Chỉ hơn 20 phút, trên biển, tàu sẽ đưa du khách đến đảo khỉ.  Thực ra đây là đảo Cát Dứa- một hòn đảo nằm trên vịnh Lan Hạ, mấy năm gần đây, Vườn quốc gia Cát Bà và kiểm lâm huyện Cát Hải đã đưa khỉ về đây nên đảo mới có tên như vậy. Khỉ được đưa về đây sống với tự nhiên nhưng cũng rất gần gũi con người, chúng thích đùa giỡn với khách du lịch.  Đảo Cát Dứa là nơi tắm biển thật lý tưởng. Ở đây nước trong xanh và sạch, sau khi tắm biển xong lên bờ nằm dài trên cát tận hưởng ánh nắng, thật thú vị.

Rừng quốc gia Cát Bà

Đã nhiều năm nay, Vườn quốc gia Cát Bà là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn và đặc biệt hấp dẫn đối với những du khách thích phiêu lưu mạo hiểm. Vườn có 4.500 ha rừng nguyên sinh có hệ thực vật thường xen lẫn rừng cây lá rộng, cây lá kim và rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới phát triển trên núi đá vôi. Vườn có nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm nên đây là nơi bảo tồn nguồn gen đa dạng.

Điểm độc đáo của vườn là có tới 22 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và 6 loài được ghi trong sách đỏ thế giới. Trong số động vật được ghi trong sách đỏ thế giới thì vườn quốc gia Cát Bà có voọc đầu trắng, đây là loài động vật đặc hữu của Cát Bà.

Các tour du lịch vào Vườn quốc gia Cát Bà mùa này thường đem đến cho du khách những cảm giác mới lạ. Từ thị trấn Cát Bà, chỉ vài chục phút đi trên tuyến đường rộng mở vào đến cửa vườn. Trên xe, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn ra xung quanh, hít căng lồng ngực đón nhận không khí trong lành của núi rừng. 
Giá vé thăm quan Rừng Quốc gia là 15.000 đồng/người/lượt
Xe đưa đón thăm quan rừng (2 chều) cho xe 30 - 35 chỗ là: 700.000 - 750.000 đồng/xe
Đến Đảo Cát Bà, Quý khách cũng có thể tham quan điểm du lịch Pháo Đài Thần Công, đây là điểm du lịch mới và rất hấp dẫn. Điểm du lịch này ghi dấu những chiến thắng lịch sử vẻ vang của nhân dân vùng huyện đảo Cát Bà.
Vé vào thăm quan Pháo đài thần công là: 30.000 đồng/người/lượt
Phương tiện đi đến có thể là xe ôm: 20.000 - 30.000 đồng/người/lượt (có thể mặc cả)
Ô tô đưa đón (2 chiều) cho xe 30 - 35 chỗ là: 450.000 - 500.000 đồng/xe
Ăn gì?

 Hải sản ở Cát Bà rất phong phú tươi ngon đặc biệt là tu hài được nuôi thành công trên đảo. Ngoài ra, còn có đặc sản rừng không kém phần thơm ngon, hấp dẫn.


Sam 7 món
Món ăn đặc trưng hương vị biển vừa ngon, vừa độc đáo, có nguồn gốc tự nhiên, luôn đảm bảo độ tươi sống. Sam biển chế biến rất nhiều món ăn khác nhau như: tiết canh, gỏi, chân sam sào chua ngọt, sam sào xả ớt, trứng sam chiên giòn hoặc sào lá lốt, sam hấp, sam bao bột rán, sụn sam nướng, sam sào miến… Các món ăn từ thịt sam thơm ngon và độc đáo.

Tu hài

Tu Hài chế biến được nhiều món ăn như: nướng, gỏi, nấu cháo… cách chế biến như sau: ngâm tu hài từ 2 đến 3 phút trong chậu nước nóng khoảng 80-90 độ, sau đó rửa sạch vỏ bên ngoài, rồi dung dao rạch nhẹ dọc theo chiều của chiếc vòi. Thịt tại những chiếc vòi Tu hài rất ngon, dai dai, mềm và ngọt. Món Tu hài muốn ngon còn phụ thuộc vào rất nhiều gia vị như tỏi, hành khô được băm nhỏ, sau đó cho dầu lên chiên, hành hoa thái nhỏ trộn đều, sau đó ngâm nước mắm, mỳ chính, hạt tiêu…

Đặc biệt phải kể đến món Tu hài hấp. Sau khi hấp khoảng 15 phút, cho Tu hài ra đĩa, mùi thơm tu hài quyện với mùi gia vị thật quyến rũ. Hãy trang trí khéo léo để có món Tu hài khai vị bắt mắt và hấp dẫn hơn. Món Tu hài hấp ăn vừa mát vừa thanh, có dư vị ngọt rất riêng. Thịt Tu hài hấp giòn, quyện với mùi gia vị thơm nức.

Cá song
Cá song là loại cá thuộc vùng nước ấm, vùng Thái bình Dương có tới 37 loài. Ở nước ta có khoảng 30 loài trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Ở Cát Bà có 3 loại là cá song mỡ, song đen và song cáo. Cá song là loại cá dữ ăn mồi động vật và cho giá trị dinh dưỡng cao. Từ cá song người ta chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng như: gỏi, cháo, lẩu, hấp, sốt, nướng…
Những lưu ý khác khi tham gia tour du lịch đến Đảo Cát Bà cùng Du lịch Xanh - Viet Green Travel:
1. Cần chuẩn bị kem chống nắng, kính đen, thuốc chống say tàu cao tốc đi trên biển..
2. Các trẻ nhỏ khi đi cùng bố mẹ thì nên uống thuốc chống say, không nên uống sữa, ăn quá nhiều.
3. Đi thăm quan rừng phải bôi kem chống muỗi.
4. Nguồn nước tắm trong khách sạn chủ yếu là nước biển thanh lọc nên khi tắm chú ý sử dụng sữa tắm và dầu gội đầu theo.
5. Nên mặc cả và nghe ngóng giá cả khi mua đồ hải sản ở Cảng Cá. Nên mua vào buổi sáng cuối cùng trước khi rời đảo Cát Bà về nhà. Đóng gói, đông lạnh cẩn thận trong thùng xốp.
6. Lưu ý vệ sinh khi đi ăn hải sản ngoài vào ban đêm.

Tác giả: Nguyễn Long Ninh
Nguồn tin: www.dulichxanh.com.vn
www.vietgreentravel.com.vn

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Visa 309 - Visa định cư Úc - Vợ, chồng hoặc hôn nhân đồng tính tại Úc

Visa 309 - Visa định cư Úc - Vợ, chồng hoặc hôn nhân đồng tính tại Úc
Visa 309 - Vợ, chồng hoặc hôn nhân đồng tính tại Úc
Loại visa: Tạm trú trong thời gian chờ thường trú.

Visa này cho phép bạn:
Tạm trú ở Úc cùng với vợ/chồng trong thời gian 2 năm.
Làm việc, học tập, sinh sống tại Úc và có thể xin hưởng bảo hiểm sức khỏe Medicare.
Sau thời gian 2 năm, nếu mối quan hệ vợ/chồng vẫn còn duy trì thì visa tự động chuyển sang thường trú.

Điều kiên để xin visa:
1.    Đối với đương đơn:
a.    Đương đơn có người bảo lãnh là công dân hoặc thường trú nhân Úc,
b.    Đã kết hôn hợp pháp với người bảo lãnh hoặc nếu vì lý do nào khác mà chưa thể kết hôn thìmối quan hệ trên 12 tháng * (có ngoại lệ cho các trường hợp đã có con hoặc hôn nhân đồng tính).
c.     Đương đơn có mối quan hệ có thực* với người bảo lãnh,
d.    Đương đơn thỏa mãn các điều kiện về sức khỏe và lý lịch cá nhân.

2.    Đối với người bảo lãnh:
a.    Người bảo lãnh là công dân hoặc thường trú nhân Úc.
b.    Người bảo lãnh đã kết hôn hoặc có mối quan hệ trên 12 tháng với đương đơn.
c.     Chưa bảo lãnh quá 2 người khác vào Úc theo diện vợ/chồng.
d.    Chưa bảo lãnh cho vợ/chồng hay chính mình là người được bảo lãnh theo diện này trong 5 năm trở lại đây.

* Giải thích mối quan hệ có thực: Các bằng chứng để chứng minh quan hệ trung thực của hôn nhân hoặc tiền hôn nhân có thể bao gồm các bằng chứng sau nhưng chưa phải là tất cả:
1.    Tờ tường trình do đương đơn và người bảo lãnh viết cho biết chi tiết quá trình mối quan hệ của mình,
2.    Bằng chứng liên lạc giữa đương đơn và người bảo lãnh (ví dụ: thư từ, hóa đơn điện thoại, thư điện tử, được xếp theo thứ tự ngày tháng năm),
3.    Ảnh chụp trong khoảng thời gian ở bên nhau và trong những sự kiện quan trọng như lễ Đính hôn, lễ Kết hôn,
4.    Bằng chứng về việc sống chung, nếu có (ví dụ: đăng ký tạm trú cho người bảo lãnh trong thời gian ở Việt Nam),
5.    Bằng chứng cam kết tài chính chung, nếu có.

* Giải thích mối quan hệ trên 12 tháng:
Các đương đơn nộp đơn theo diện định cư Úc visa 309 mà chưa có kết hôn chính thức thì phải chứng minh có mối quan hệ trên 12 tháng trước ngày nộp đơn. Để thỏa mãn điều kiện này, đương đơn cần chứng minh:
a.    Đương đơn và người bảo lãnh có cam kết cùng nhau xây dựng đời sống chung và riêng biệt với những người khác,
b.    Mối quan hệ là có thực,
c.     Đương đơn và người bảo lãnh đang sống chung với nhau (hoặc không xa cách một cách liên tục).

Đặc biệt, đương đơn có thể xin miễn yêu cầu mối quan hệ trên 12 tháng nếu thỏa mãn một trong các trường hợp sau:
a.    Nếu đương đơn và người bảo lãnh đã có con, hoặc
b.    Nếu đương đơn và người bảo lãnh đã đăng ký mối quan hệ tại các tiểu bang ở Úc, hoặc
c.     Nếu đương đơn và người bảo lãnh có mối quan hệ đồng tính, và việc sinh sống chung đi ngược lại với luật pháp của nơi đương đơn đang sinh sống.
Tác giả: Nguyễn Long Ninh
Nguồn tin: www.dulichxanh.com.vn

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Trả lời những thắc mắc về Visa vào Hoa Kỳ 6/2011

Trả lời những thắc mắc về Visa vào Hoa Kỳ 6/2011
Phòng lãnh sự thuộc đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội trả lời các câu hỏi của độc giả VnExpress về việc xin visa vào Mỹ.
Hien (hien152@...): Tôi có anh trai và chị dâu đang sống và làm việc tại Mỹ, chị dâu đã có quốc tịch nhưng anh trai chưa có. Cả hai đều đang có công việc và thu nhập ổn định tại Mỹ. Anh chị sinh em bé nên định mời mẹ ruột tôi và dì sang chơi thăm cháu và du lịch từ 1 đến 6 tháng. Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, dì tôi 60 tuổi và đều có sức khỏe ổn định.
Vậy trong trường hợp này khi xin visa vào Mỹ dạng du lịch thi chúng tôi có cần lưu ý gì không?
- Mẹ và dì của bạn cần chứng minh có ràng buộc về kinh tế, xã hội, văn hoá ... với Việt Nam và sẽ không ở lại Mỹ khi hết thời hạn lưu trú. Ngoài ra, mẹ và dì của bạn cũng cần lưu ý tình trạng sức khỏe để đảm bảo không cần đến trợ giúp y tế trong thời gian ở Mỹ. Nếu được cấp visa, hoặc được yêu cầu trong lúc phỏng vấn visa, bạn nên mua bảo hiểm y tế cho mẹ và dì đảm bảo chi trả toàn bộ chi phí phát sinh tại Mỹ trong trường hợp cần đến dịch vụ y tế.
Song Tran (myhoailam@...): Tôi năm nay 32 tuổi, đã có gia đình, có doanh nghiệp riêng, có nhà cửa đất đai, ô tô, đứng tên tôi. Hiện vì công việc quá áp lực, tôi muốn dành một thời gian đi du lịch tại Mỹ. Trong thời gian này, nếu tôi thấy phù hợp với cuộc sống ở đây tôi sẽ đăng ký một khoá đào tạo thạc sỹ tại một trường đại học ở Mỹ (tôi đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam).
Như vậy liệu tôi có thể đăng ký nhập học luôn và đổi visa du lịch sang visa sinh viên ngay ở trên đất Mỹ được không, hay phải quay về Việt Nam làm thủ tục từ đầu. (Tôi từng đi du lịch châu Âu, New Zealand, Australia, và trong hộ chiếu tôi vẫn còn visa của những lần đi này). Thanks.
- Với visa du lịch, bạn không được phép đăng ký nhập học vì như vậy sẽ làm trái với mục đích xin visa ban đầu là sang du lịch. Bạn cũng không được phép đổi visa du lịch sang visa sinh viên ngay trên đất Mỹ mà phải quay về Việt Nam để làm thủ tục xin visa du học. Viên chức phỏng vấn sẽ xem xét hoàn cảnh của bạn (gia đình, công việc, ràng buộc tại Việt Nam ... để ra quyết định cấp visa du lịch.
- Đỗ Quang Tuyến (tuyendq@...): Công ty tôi đang kinh doanh trang thiết bị, đồ dùng tiêu hao cho lãnh vực điều trị vô sinh - hiếm muộn (IVF). Vào tháng 10 tới tại Mỹ có hội nghị thường niên về lĩnh vực này ASRM 2011. Thông qua website của hội nghị, tôi đã đăng ký tham gia để gặp các đối tác cũng như tìm kiếm nhà cung cấp mới trong lĩnh vực IVF.
Xin hỏi: sau khi đăng ký tham dự hội nghị qua website, tôi cần cung cấp thông tin, điền mẫu biểu và cung cấp các giấy tờ gì để xin visa sang Mỹ. Nhân dịp này tôi định đi thăm thân nhân và bạn bè trong vòng một tháng. Xin hỏi, tôi cần bổ sung thêm hồ sơ gì cho mục đích này không?
- Bạn cần lên mạng khai đơn điện tử DS-160, đặt lịch hẹn phỏng vấn và đóng tiền phí phỏng vấn tại Citibank. (Vui lòng tham khảo thêm website của chúng tôi để có hướng dẫn đầy đủ nhất:http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/nonimmigrant_visas.html). Bạn không cần bổ sung giấy tờ gì cho mục đích thăm thân tuy nhiên cần phải nói rõ mục đích này với Viên chức Lãnh sự trong buổi phỏng vấn.
- Nguyễn Trọng Thuận (trongthuan27@...): Tôi có vài thắc mắc xin được tư vấn liên quan đến việc xin visa vào Mỹ. Năm 2010, khi còn là sinh viên, tôi từng xin đi chương trình Work and Travel vào nước Mỹ theo Visa J1. Sau đó tôi đã quay về nước (thời gian tôi lưu trú tại Mỹ là 27 ngày, không quá 30 ngày sau khi tôi kết thúc công việc tại hè tại Mỹ). Tôi xin hỏi liệu thời gian đó có bị coi là lưu trú lại quá thời gian quy định hay không?
Vấn đề thứ 2 là tôi vừa tốt nghiệp đại học, tôi muốn quay lại Mỹ theo chương trình Internship dành cho sinh viên vừa tốt nghiệp (thời gian thực tập 6 tháng hoặc một năm). Tôi xin hỏi trong trường hợp của tôi, đã tham gia chương trình Work and Travel rồi, vậy tôi có thể tham gia tiếp chương trình Internship hay không, tỷ lệ đậu rớt visa được đánh giá dựa vào tiêu chí nào?
- Khi tham gia chương trình Summer Work and Travel vào nước Mỹ, bạn được phép ở lại thêm 30 ngày sau khi kết thúc chương trình để đóng gói đồ đạc và du lịch.
Bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tham gia chương trình Internship. Trong buổi phỏng vấn các Viên chức Lãnh sự sẽ quyết định cấp visa dựa vào hoàn cảnh của bạn, bao gồm các ràng buộc với Việt Nam, khả năng tiếng Anh, khả năng tham gia chương trình.
- Andrein Nguyen (likearoseftmt2710@...) Em là du học sinh hiện tại ở Singapore. Tháng 8 này sẽ tốt nghiệp. Em có nguyện vọng muốn xin visa làm việc ở Mỹ. Em thấy mình có đủ khả năng để sang Mỹ làm việc vì em đã học ở Singapore đuợc hơn 3 năm nay rồi, khả năng tiếng Anh cũng đã đủ để có thể tìm đuợc một công việc tại Mỹ vì em muốn sau này sẽ cùng gia đình định cư tại Mỹ. Cha mẹ em sẽ đi Mỹ sau 6 năm nữa cùng với em trai của em.
Bằng cấp của em là Bachelor of Art của Queen Margaret University, UK, hiện tại em có một cậu ruột đã là công dân Mỹ, hiện tại đang định cư tại North Carolina. Em muốn tìm hiểu thủ tục để có thể sang Mỹ làm việc và mong muốn học lên master và xây dựng cho gia đình em một cuộc sống mới tại đất Mỹ! Mong nhận đuợc sự huớng dẫn của các chú, các bác. Em rất hân hạnh!
- Bạn có thể tham khảo thụ tục xin Visa sinh viên tại địa chỉ website của chúng tôi:http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/student_visa.html
Hoàng Linh (linhbeo2010@...): Tôi là một thuyền viên đi làm thuê cho chủ tàu Nhật Bản, từng nhiều lần theo tàu vào các cảng của nước Mỹ và cũng đã được đi bờ ở Mỹ. Nhưng từ sau vụ 11/9 khi nước Mỹ siết chặt an ninh bắt buộc thuyền viên phải có visa vào Mỹ thì mới được đi bờ của Mỹ, tôi bị từ chối không được đi bờ và phải ở lại trên tàu khi tàu tôi ghé cảng nước Mỹ.
Xin các bạn hãy cho tôi biết làm thế nào để tôi có visa vào Mỹ, thời hạn của visa là bao lâu, thuyền viên có được ưu tiên gì không khi thi lấy visa vào Mỹ? Thông thường khi tôi làm việc trên tàu của chủ tàu Nhật Bản tàu của họ thường mang cờ thuận tiện quốc tịch Panama. Xin cảm ơn!
- Bạn có thể xin visa thuyền viên để quá cảnh qua Mỹ. Trong buổi phỏng vấn, ngoài bộ hồ sơ thông thường bao gồm đơn DS-160, hoá đơn xin visa và lịch hẹn, bạn cần mang theo hợp đồng lao động, thư mời của chủ tàu, hộ chiếu thuyền viên, sổ thuyền viên. Các Viên chức Lãnh sự sẽ xem xét mục đích chuyến đi của bạn và ra quyết định cấp visa tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của bạn.
- Đỗ Việt Hương (dothanhhuong79@...): Tôi muốn hỏi về trường hợp công dân Việt Nam vì muốn được đi du học tại Mỹ mà làm giả các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập của bản thân và gia đình cao hơn so với thực tế bằng cách: tạo hợp đồng thuê nhà giả mạo, xin xác nhận thu nhập vượt quá thực tế và những giấy tờ liên quan khác nhằm tạo lợi thế khi phỏng vấn xin visa mà bị phát hiện thì sẽ bị xử lý, xử phạt như thế nào?

Nếu có người tố giác người nộp đơn xin visa đi du học tại Mỹ làm giả giấy tờ thì Phòng lãnh sự - Đại sứ quán Mỹ sẽ giải quyết ra sao?
- Trong trường hợp bị phát hiện giả mạo giấy tờ nhằm mục đích xin visa, đương đơn sẽ bị từ chối vĩnh viễn visa vào Mỹ.
Trong trường hợp nhận được thông tin đáng tin cậy tố giác đương đơn giả mạo giấy tờ, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra xác minh thực tế nhằm có cơ sở chính xác nhất cho việc xem xét hồ sơ xin visa đó.
Chúng tôi giữ bí mật thông tin cũng như danh tính của người tố giác.
- Nguyen Thi Huyen (luckyjenny81@...): Lúc trước tôi từng có visa B2 du lịch Mỹ do bên công ty tài trợ. Hiện tại visa đã hết hạn. Nay tôi muốn xin lại visa du lịch theo dạng tự túc có được không? Tôi cũng có một số thắc mắc như sau:

1. Hiện tại tôi đang học tập ở Hàn Quốc, vậy tôi có thể apply từ nước thứ ba?
2. Tôi sẽ du lịch theo dạng bạn đứng ra tại trợ thì có được không? Điều kiện của người tại trợ tại Mỹ thì như thế nào?
3. Tôi có phải chứng minh tài sản ở bên này hoặc bên Việt Nam không?
XIin chân thanh cảm ơn.
- Trả lời:
1. Việc có được phép xin visa ở nước thứ ba hay không phụ thuộc vào quy định cụ thể của Đại sứ quán Mỹ tại nước đó và việc có được duyệt visa hay không phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của bạn. Bạn cần lưu ý là khi xin cấp visa từ nước thứ ba, các Viên chức Lãnh sự sẽ gặp khó khăn trong việc xác định hoàn cảnh và các mối quan hệ ràng buộc của bạn để xét cấp visa.
2. Quyết định cấp visa không phụ thuộc vào người mời hay người tài trợ. Đương đơn là người chịu trách nhiệm chứng minh ràng buộc với Việt Nam và chứng minh rằng mình sẽ quay trở về Việt Nam sau khi hết hạn lưu trú tại Hoa Kỳ.
3. Đề nghị xem câu trả lời số 2.
- Minh (howardress@...): Năm nay tôi 29 tuổi, đang làm trong một công ty tư vấn du học và bán vé máy bay, chức vụ Phó giám đốc và có cổ phần trong công ty. Tôi có nhà riêng tại TP HCM, có sổ tiết kiệm và độc thân.
Tôi có một người bạn thân bên Mỹ khoảng 39 tuổi là tiến sĩ của một trường đại học tại Mỹ. Bạn tôi đã về Việt Nam công tác và chúng tôi đã đi chơi với nhau rất nhiều nơi. Nay bạn tôi muốn mời tôi qua Mỹ du lịch chơi khoảng hai tuần. Đồng thời có một trường cao đẳng cộng đồng mời công ty chúng tôi qua tham dự chương trình tham quan trường.
Xin cho tôi biết là tôi nên xin visa du lịch hay visa công tác? Với tình hình thực tế của tôi hiện nay có gặp khó khăn gì trong việc xin visa không? Xin cho tôi lời khuyên!
- Khi đương đơn xin visa công tác thì cũng đương nhiện được cấp visa du lịch và ngược lại (visa B1/B2 cho mục đích du lịch và/hoặc công tác). Bạn cần nói rõ những mục đích trong chuyến đi cũng như hoàn cảnh cụ thể của bạn (gia đình, công việc, ràng buộc tại Việt Nam...) để Viên chức Lãnh sự có đầy đủ căn cứ để xét cấp visa. Việc xác định đương đơn có đủ tiêu chuẩn để được cấp visa hay không chỉ có thể thực hiện tại cuộc phỏng vấn trực tiếp giữa Viên chức lãnh sự với đương đơn.
- Tô Phúc (tophuc2000@...): Công ty tôi kinh doanh thực phẩm và đồ dùng, xuất khẩu tại thị trường Mỹ ba năm. Tôi đã đi Mỹ 4 lần, chủ yếu là khảo sát thị trường và gặp khách hàng là các nhà phân phối và hệ thống siêu thị tại Mỹ. Doanh số khoảng 2 triệu đô, toàn bộ thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Tôi đã 3 lần được cấp visa Mỹ. Nay tôi có nhu cầu qua lại thường xuyên để kinh doanh. Tôi có nghe nói là có loại visa 3 năm, vậy xin cho biết phải cần điều kiện hay thủ tục gì để được cấp visa? Xin gửi lời chúc sức khỏe và chào trân trọng.
- Do nguyên tắc có đi có lại trong luật visa giữa hai nước và do Việt Nam chưa sẵn sàng cấp visa dài hạn cho công dân Hoa Kỳ, nên hiện nay chúng tôi chỉ có thể cấp visa thời hạn tối đa một năm cho công dân Việt Nam. Trong trường hợp visa của bạn sắp hết hạn hoặc hết hạn chưa quá 11 tháng, bạn có thể gửi hồ sơ theo chương trình làm mới visa qua đường bưu điện mà không cần đến để phỏng vấn. Để biết tiêu chuẩn cụ thể của chương trình này, vui lòng tham khảo thêm thông tin trên website của chúng tôi:http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/visa_renewal.html.
Chau Nguyen (chau.nguyen0401@...): Tôi theo chồng sang Mỹ du học theo diện visa J1 và J2. Trong thời gian học tập tại Mỹ, tôi có mang và sinh cháu bé mang quốc tịch Mỹ. Kết thúc thời gian học tập, chúng tôi cùng cháu bé trở về Việt Nam theo đúng quy định và hiện có công việc rất tốt ở Việt Nam. Tôi và chồng tôi không có nhu cầu định cư tại Mỹ vì xác định được một tương lai tốt hơn cho gia đình khi ở Việt Nam.
Thế nhưng, vì cháu bé mang quốc tịch Mỹ, nên chúng tôi muốn khoảng 10 năm sau (nghĩa là khi đó cháu khoảng 10 tuổi), cháu sẽ được thừa hưởng nền giáo dục Mỹ. Với quốc tịch Mỹ, tôi nghĩ cháu bé có thể nhập cảnh vào Mỹ bất cứ lúc nào. Nhưng vì cháu còn nhỏ, nên chắc chắn, chúng tôi phải đi theo cùng cháu, Vậy, vui lòng cho hỏi :
- Nếu vài năm sau, chúng tôi muốn dắt cháu qua Mỹ thăm người thân, cũng là để cho cháu hiểu biết và quen dần với xã hội Mỹ, chúng tôi có được phép cấp visa không? Theo diện gì ?
- Nếu 10 năm sau, tôi muốn đưa cháu qua Mỹ lâu dài để học chương trình Middle School hoặc High School thì phải xin visa diện gì? Có cần phải chứng minh tài chính cá nhân hay không? Nếu muốn theo chăm sóc cho cháu suốt thời gian học tập, cho đến khi cháu vào đại học thì có được không? Tính ra, tôi sẽ phải ở Mỹ gần 10 năm, vậy tôi có thể xin nhập quốc tịch Mỹ trong thời gian cư ngụ được không?

Rất mong hồi âm, cám ơn!
- Là công dân Mỹ, con bạn chỉ cần cầm quyển hộ chiếu Mỹ để nhập cảnh chứ không cần xin visa.
- Nếu bạn muốn đi cùng cháu, bạn sẽ phải xin visa Mỹ không định cư, và phải chứng minh bạn có ràng buộc với Việt Nam và sẽ quay trở về Việt Nam sau một thời gian lưu trú ngắn hạn.
- Việc bạn có con có quốc tịch Mỹ không nghiễm nhiên khiến cho bạn đủ đìều kiện nhập quốc tịch Mỹ. Bạn sẽ phải đợi đến khi con đủ tuổi trưởng thành và có đủ điều kiện nộp hồ sơ bảo lãnh cho bạn. Để biết thêm thông tin về visa định cư, vui lòng tham khảo trang web của Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM:http://hochiminh.usconsulate.gov/immigrant_visas.html. Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội không xử lý hồ sơ xin visa định cư.
Trang Phan (trangwisc!...): Tôi đang làm nghiên cứu sinh, còn chồng tôi làm việc tại Mỹ (diện OPT). Hàng năm vào mùa hè tôi thường cho các con về Việt nam. Hè này, thay vì đưa các con về Việt Nam, tôi muốn đưa hai cháu (con em gái và em họ tôi, các cháu đều đang học tiểu học ở Việt nam) sang Mỹ chơi.

Tôi đã hỏi một trung tâm tổ chức summer camp cho trẻ em và họ nói họ sẵn sàng nhận cho các cháu tôi tham gia trại hè, chỉ cần các cháu có phiếu tiêm chủng đầy đủ. Tôi cũng đã hỏi xem nếu tôi nộp tiền cho các cháu tham gia trại hè, họ có thể viết giấy mời cho các cháu không. Họ nói họ không có kinh nghiệm gì về việc này cả, vì phần lớn thành viên tham gia trại hè là người Mỹ hoặc đang sinh sống tại Mỹ.
Vậy xin làm ơn cho hỏi chúng tôi phải làm những thủ tục gì để xin visa cho các cháu được sang Mỹ chơi và tham gia trại hè?
- Các cháu bạn có thể xin visa du lịch (B1/B2) để thăm bạn và tham dự trại hè ở Hoa Kỳ. Chúng tôi không có yêu cầu cụ thể về giấy mời. Về thủ tục giấy tờ bạn có thể tham khảo website của chúng tôi để chuẩn bị hồ sơ cho các cháu (http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/visa_category1.html). Lưu ý là bố hoặc mẹ cháu sẽ phải đến phỏng vấn cùng và sẽ phải chứng minh rằng các cháu có ràng buộc với Việt Nam và sẽ quay trở lại Việt Nam sau chuyến đi ngắn đến Hoa Kỳ. Viên chức Lãnh sự chỉ có thể quyết định cấp visa hay không sau khi đã trực tiếp phỏng vấn các cháu cùng bố hoặc mẹ.
VnExpress
Tác giả: Nguyễn Long Ninh
Nguồn tin: www.dulichxanh.com.vn